Các lever trong phân tích dữ liệu

Các lever trong phân tích dữ liệu

Lượt xem: 290
Trong phân tích số liệu có 4 level hay 4 bước (tùy cách nhìn nhận). Ở những người thành thạo có thể automatic bỏ qua các bước trước và ra luôn output ở các bước sau. Với những bạn mới đi vào con đường vọt vẹt số liệu thì cố gắng làm từng bước một, sau mỗi bước cần ghi ra cụ thể các output của mỗi bước (no matter là nó có interest hay không, đúng hay sai), cứ rèn luyện dần dần bạn sẽ hình thành 1 thói quen tư duy về số liệu, không ai giỏi ngay lần đầu tiên cả.
Hình ảnh có liên quan

1. Level 1: Data: yêu cầu có data, đọc đúng số liệu.

Trường hợp thường sai ở bước này là các bạn quên xem xét based của con số.

Ví dụ: có bạn quote lại con số nói là trên thế giới 90% dân số đã sử dụng thanh toán điện tử. Khi xem sâu vào con số này từ đâu ra thì lấy từ khảo sát các bank ở Mĩ, Nhật, Hàn Quốc…Rõ ràng là kết luận 90% dân số thế giới là không chuẩn rồi, các nước nghèo làm gì transparenet số banking đâu mà lấy… Trong khi Mỹ, Nhật, Hàn thì đại diện cỡ 5% dân số thế giới ah...
Lỗi không để ý tới base của số liệu là lỗi rất thường gặp và cơ bản trong việc đọc số liệu, có một số trường hợp người viết report muốn “đánh lận con đen” dùng số ở base này đem qua chỗ khác để chứng minh lập trường của mình và một số trường hợp là chúng ta nhầm thật. Dù ở trường hợp nào thì để pass level 1 trong việc phân tích số liệu, bạn cần hiểu chính xác số liệu có ý nghĩa gì.

2. Level 2: Information

Từ các số liệu ở level 1, bạn có thể đúc kết những thông tin [Information] gì. Những thông tin này là kết luận sơ bộ rút ra từ con số.
Tips ở level 2 là các bạn phân tích siêu nhanh, siêu giỏi thường có sự liên kết giữa nhiều nguồn số liệu với nhau, kết hợp cả với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của các bạn ấy. Do đó, phân tích số không phải là bạn tìm đâu ra được 1 vài bảng biểu rồi ngồi nghiền ngẫm, mà phải đọc nhiều số, nhiều nguồn, nhiều bài viết [Trên Internet/Sách lý thuyết] và combine tất cả lại, chọn lọc và đưa ra các đúc kết của riêng bạn.

Các bạn phân tích số liệu ít kinh nghiệm/có ít số liệu khi tìm được 1 vài con số thường mừng rỡ và bám vào đó để tìm kiếm đúc kết các thông tin. Nhưng với người có nhiều kinh nghiệm về số, họ thường dùng nhiều số/nhiều nguồn để tham khảo và kết hợp với kiến thức/kinh nghiệm/thông tin của cá nhân mà họ có được để đưa ra nhận định.

Ví dụ sau sẽ cho thấy cùng 1 số liệu, nhưng nếu combine nhiều nguồn, nhiều góc nhìn và nhiều kiến thức thực tiễn sẽ giúp cho việc ra quyết định:

Chúng ta ai cũng biết QC Digital đang phát triển mạnh mẽ, nguồn ngân sách brand đổ vào digital là cực lớn. Số liệu thống kê về media cho thấy năm 2018 tỷ trọng trung bình brand về FMCG spend vào các medium lần lược là:

[Data 1]
  • TV: 55%,
  • Digital: 35%,
  • Outdoor và các media khác 10% 
[Data 2]
Chúng ta thấy Digital đang là mảnh đất cực kỳ màu mỡ để phát triển sự nghiệp. Kết hợp với 1 nguồn thông tin khác, trong Digital thì Facebook và Google đang chiếm 70% doanh số

Nếu kết hợp Data [1] và [2]
Ta có thể đưa ra kết luận nên chuyển hướng kinh doanh sang Digital, đặc biệt các bạn sản xuất chương trình thì sản xuất các chương trình đưa lên Facebook và Google đúng là một idea quá sáng sủa. Ngoài ra, đưa show lên youtube, FB bạn không phải vất vả loppy kênh, xin xỏ duyệt content, mất tiền mua sóng…
Tuy nhiên, với các bạn đã thử đưa các show từ TV truyền thống lên Youtube và đã có kết luận: doanh số thu từ Quảng cáo trên youtube chỉ chiếm khoảng 3%-7% so với doanh số quảng cáo trên truyền hình truyền thống [Data 3].
Tức là cùng 1 content, khi bạn phát trên truyền hình, tùy kênh và khung giờ bạn có 1 doanh số, ví dụ 100 triệu thì bạn đưa lên Youtube bạn sẽ thu được 3tr – 7tr.
Đến lúc này thì ý tưởng khi kết hợp data 1 và 2 đã không còn sáng như trước mà có vẻ lờ mờ rồi…Nhưng với những nhà sản xuất thông minh thì cho rằng…Tôi bỏ content lên tv thu 100tr, sau đó bỏ lên youtube thu tiếp vài triệu cũng tốt mà…Vậy là TV vẫn tiếp tục sống tốt và làm bạn song hành với youtube như đôi bạn thân thiết…
Một ngày đẹp trời, một công ty phân tích số liệu cho thấy content đưa lên digital góp phần làm giảm rating trên truyền hình 15%, tương ứng với việc bạn có thể mất 15% doanh số tiềm năng. Lúc này thì bạn cảm giác đưa content lên youtube không còn “vui” nữa rồi…
Nếu để ý, bạn sẽ thấy các content VTV không hề xuất hiện trên youtube, mà chỉ xuất hiện trong các APP của VTV như VTVgo, VTVSpot…Không phải ngẫu nhiên mà họ làm vậy…
 

Gợi ý

Hãy sử dụng các công cụ KÉO - THẢ để tạo trang web và landing page đẹp mắt
Tạo web miễn phí
 

 

3. Level 3 & 4: Knowledge và Wisdom

Trong thời gian hơn 12 năm mần nghề research, play với số, tôi có một số cơ hội present số cho các boss (senior people) tại các media agency, brand, bank, funds…Tôi thấy là dân làm sếp thường khoái kết luận…Có các style sau:
- Style challenge: Khi đưa ra một con số báo cáo/phân tích, một số người thẳng tính thì hỏi ngay, con số này để làm gì?
- Style suy tư: Một số bạn “nice” hơn thì ngồi trầm ngâm suy tư, ta có thể ứng dụng số này vào business như thế nào.
- Style nhanh nhạy: Một số anh chị khác nhạy số thì ra luôn: ồ, vậy là mình làm vầy vầy thì sẽ được nè…

Ở level này tôi không đưa ra ví dụ nhen, vì ví dụ thường dính tới bí mật, insight của các công ty cụ thể chứ không phải chung chung, vui vui về industry…
Đại khái ở level 3 thường sẽ sử dụng các thông tin [Information] ở level 2 rồi đưa ra kết luận thực tiễn cho doanh nghiệp [Knowledge]…Cần làm gì, làm gì…
Còn Level 4 là ngoài đưa ra kết luận thực tiễn [Knowledge], các boss còn đúc kết thành kiến thức, kinh nghiệm tổng quan [Wisdom] cho riêng mình và có thể áp dụng trong những trường hợp khác…Bởi vậy thường thấy các boss rất là khôn, tại các vị này có cơ hội tiếp xúc với hàng ngàn thứ [knowledge] mỗi ngày do staff đưa lên mà...

>>>> Kết luận: không phải tất cả mọi người có kỹ năng phân tích giỏi thì sẽ được làm sếp nhưng đã làm sếp thì buộc phải giỏi phân tích, bóc tách vấn đề giỏi…

Nguồn: Trần Thong Tành 

Block blog

Bài viết liên quan

Không biết gì vẫn có thể thiết kế web sau 3 giờ

Khóa học thiết kế web, blog và landing page dành cho startup, marketer, designer và developer