Marketing vs Branding: Là trà đổ vào sữa hay sữa đổ vào trà ?
Lượt xem: 538
Marketing và Branding là hai khái niệm dường như có lẽ ai cũng nghĩ mình hiểu nhưng thực tế thì mỗi khái niệm mang một đặc điểm riêng. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng làm rõ hơn về 2 khái niệm này nhé.
1. Marketing: là Tiếp thị, có thể hiểu là tiếp cận thị trường
1. Marketing: là Tiếp thị, có thể hiểu là tiếp cận thị trường
Marketing (Tiếp thị) là chiến lược kết hợp các hoạt động có liên quan sao cho sản phẩm / dịch vụ của Doanh nghiệp có thể thâm nhập / tiệp cận với thị trường (khách hàng mục tiêu) hiệu quả nhất.
Mô hình 4P thần thánh năm xưa nay đã được nâng cấp lên Mô hình 7P, thể hiện các yếu tố mà một người làm Marketing phải thấu hiểu và đưa ra chiến lược vận hành một cách trơn tru:
Mô hình 4P thần thánh năm xưa nay đã được nâng cấp lên Mô hình 7P, thể hiện các yếu tố mà một người làm Marketing phải thấu hiểu và đưa ra chiến lược vận hành một cách trơn tru:
- Philosophy: Triết lý kinh doanh, tư tưởng, văn hoá của doanh nghiệp. Có một quan điểm khác thì dùng là Physical Evidence: Những yếu tố hữu hình của doanh nghiệp giúp cho khách hàng có những trải nghiệm thú vị nhằm củng cố lòng tin đối với doanh nghiệp; yếu tố này ứng dụng nhiều cho ngành dịch vụ (Hospitality, F&B, …).
- People: Hệ thống nhân sự có đóng góp vào hoạt động kinh doanh và quá trình tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp.
- Product: Sản phẩm, dịch vụ - mình bán cái gì, tại sao bán, cái mình bán có gì hay không?
- Process: Quy trình, điều này ngày càng quan trọng vì thể hiện được tính hiệu quả của quá trình xử lý thông tin và tiếp cận khách hàng. (Ví dụ từ lúc khách hàng bấm chọn mua trên trang web cho đến lúc khách hàng nhận được sản phẩm, các điều gì xảy ra ở giữa?).
- Place: Mình bán sản phẩm / dịch vụ của mình ở đâu (kênh phân phối), mà ngày nay có thể hiểu là mình có thể tạo ra bao nhiêu ĐIỂM CHẠM giữa sản phẩm / dịch vụ của mình với khách hàng mục tiêu.
- Price: Chính sách giá, có thuận mua vừa bán không?
- Promotion: Mình sẽ nói gì với khách hàng về sản phẩm, nói bằng cách nào, nói ở đâu, nói sao cho hay cho thu hút, nói sao cho người ta thương người ta nhớ, …
Quan điểm của mình thì Physical Evidence có thể nằm trong phần Product; còn phần Philosophy mới giữ vai trò quan trọng, có thể hiểu như chúng ta cần xác định điều gì mà doanh nghiệp cho dù có tốn rất nhiều tiền thì vẫn phải làm và phải giữ, cũng như điều gì mà cho dù giúp doanh nghiệp kiếm rất nhiều tiền nhưng cũng không bao giờ làm! Philosophy sẽ dẫn dắt 6P còn lại.
2. Brand (thương hiệu) - (Làm thương hiệu, xây dựng thương hiệu)
Là tập hợp những câu hỏi, vấn đề mà người làm thương hiệu phải trả lời và giải quyết được để làm cho thương hiệu có chỗ đứng trong tâm trí của khách hàng. Branding liên quan nhiều đến Philosophy, Product và Promotion hơn các yếu tố còn lại và Branding là tập hợp con của Marketing, ví chưa chắc làm Branding tốt là có thể chiếm lĩnh được thị trường, Branding là điều kiện CẦN chứ chưa ĐỦ. Các câu hỏi mà người làm Brand cần trả lời là (Mô hình Brand Key):
Là tập hợp những câu hỏi, vấn đề mà người làm thương hiệu phải trả lời và giải quyết được để làm cho thương hiệu có chỗ đứng trong tâm trí của khách hàng. Branding liên quan nhiều đến Philosophy, Product và Promotion hơn các yếu tố còn lại và Branding là tập hợp con của Marketing, ví chưa chắc làm Branding tốt là có thể chiếm lĩnh được thị trường, Branding là điều kiện CẦN chứ chưa ĐỦ. Các câu hỏi mà người làm Brand cần trả lời là (Mô hình Brand Key):
- Core Value: Những điều gì là cốt tuỷ mà thương hiệu sở hữu, điều gì mà chỉ có thương hiệu mình có, lý do để thương hiệu ra đời (mà có người hay gọi là Brand DNA).
- Benifit: Các lợi ích mà thương hiệu cho thể mang lại cho khách hàng / người tiêu dùng. Thưởng sẽ có lợi ích cảm tính và lợi ích lý tính.
- Reason To Believe (RTB): Điều gì của thương hiệu có thể giúp cho khách hàng tin tưởng và chọn dùng. Hồi đó hay có các chuyên gia chứng thực hoặc ngày nay là KOLs; rồi các bằng chứng, chứng nhận, …
- Personality: Tính cách thương hiệu, cách thương hiệu giao tiếp, ngôn ngữ, cách ứng xử; hay cụ thể hơn, nếu thương hiệu là một nhân vật nào đó thì là nam hay nữ, trẻ trung hay chững chạc / có tuổi, cá tính hay mềm mại, gu thời trang, style, … Điều này giúp tạo sự đồng cảm với khách hàng mục tiêu.
- Difference: Điều gì là khác biệt với các thương hiệu cùng ngành (đối thủ cạnh tranh), USP (Unique Selling Point) là gì?
- Insight: Bạn hiểu khách hàng mục tiêu ở mức nào, bạn muốn khách hàng mục tiêu cảm nhận thể nào về thương hiệu mình?
- Target Customers: Thương hiệu muốn giao tiếp với ai, muốn làm bạn với ai, họ ở đâu, …
- Competitors: Ai là đối thủ trong ngành, họ đang nói gì, họ đang làm cái chi?
Trả lời được các yếu tố trên, mình sẽ có được Brand Story, câu chuyện để kể và giao tiếp với khách hàng, cách làm truyền thông, cách tiếp cận, … Nhưng để tiếp cận thị trường thì còn phải giải quyết nhiều chuyện hơn nữa.
Ngày trước, khi Digital chưa có / chưa phát triển, thì các câu chuyện ở trên được giải quyết ở nhiều kênh khác nhau (TV, Radio, Print Ads, Billboard, POSM tại điểm bán, Nhận phản hồi trên Call Center, …) và không có nền tảng để gom tất cả vào một chỗ, người tiêu dùng tiếp nhận thông tin ở 80 chỗ. Bây giờ có Digital, nên giải quyết được câu chuyện gom hết lên một chỗ mà chơi; người tiêu dùng chỉ cần ngồi một chỗ, lướt Internet là thấy hết mọi thứ. Digital là Platform, Marketing là Mindset.
Tóm lại, người làm Marketing cần có cái nhìn tổng thể hơn người làm Brand; thường thì trong một doanh nghiệp, Brand Manager sẽ dưới quyền kiểm soát của Marketing Manager.
Hy vọng góp cho các bạn trẻ nào còn đang hoang mang “Ủa vậy Marketing với Brand là một hay sao, rối não quá nè” có được câu trả lời.
Ngày trước, khi Digital chưa có / chưa phát triển, thì các câu chuyện ở trên được giải quyết ở nhiều kênh khác nhau (TV, Radio, Print Ads, Billboard, POSM tại điểm bán, Nhận phản hồi trên Call Center, …) và không có nền tảng để gom tất cả vào một chỗ, người tiêu dùng tiếp nhận thông tin ở 80 chỗ. Bây giờ có Digital, nên giải quyết được câu chuyện gom hết lên một chỗ mà chơi; người tiêu dùng chỉ cần ngồi một chỗ, lướt Internet là thấy hết mọi thứ. Digital là Platform, Marketing là Mindset.
Tóm lại, người làm Marketing cần có cái nhìn tổng thể hơn người làm Brand; thường thì trong một doanh nghiệp, Brand Manager sẽ dưới quyền kiểm soát của Marketing Manager.
Hy vọng góp cho các bạn trẻ nào còn đang hoang mang “Ủa vậy Marketing với Brand là một hay sao, rối não quá nè” có được câu trả lời.
Nguồn: Thái Ngô - UAN Marketing
Quay về
Block blog
Bài viết liên quan
10/12/2020
28/09/2020
27/08/2020