Tìm hiểu về Full Stack Marketer
Full stack nghĩa là gì?
Trước khi nói tới từ full stack marketer, chúng ta cần hiểu full stack có nghĩa là gì và stack là cái gì trong marketing. “Full stack” vốn xuất phát từ full stack developer là một thuật ngữ lập trình để chỉ những lập trình viên có kiến thức và kỹ năng rộng để đảm nhận được nhiều loại công việc khác nhau nhằm phục vụ một mục đích nào đó (phát triển web, phát triển phần mềm, phát triển ứng dụng di động) chứ không phải chỉ tập trung vào 1 chuyên môn nhất định nữa.
Ví dụ: một lập trình viên coi là full stack (web) developer cần sở hữu các kiến thức về:
– HTML/CSS hay Javascript để có thể giải quyết các vấn đề front-end
– Kiến thức về back-end với một (hoặc nhiều ngôn ngữ) như nod.js, Ruby, Python, Java, PHP, v.v…
– Kiến thức về database & web storage
– Các phương thức truyền tải HTTP và REST
– Cấu trúc ứng dụng web
– GIT và Github
– Thuật toán cơ bản và cấu trúc dữ liệu
…và các kiến thức khác tùy theo ngành nghề mà bạn đang làm… Chẳng hạn full stack developer cho ứng dụng di động sẽ cần phải biết thêm về Ionic/Electron/NativeScript, v.v…
Stack trong marketing là gì?
Vậy lúc này chúng ta có thể hiểu stack là một set những kỹ năng cần thiết để thực thi công việc. Vậy stack trong marketing có những gì? Khi nói về stack thì có nhiều cách thức để phân chia khác nhau dựa vào cách nhìn (cũng như marketing model cũng có nhiều loại). Dưới đây là một số marketing stack tiêu biểu thường thấy (đính kèm). Một số marketing stacks sẽ phân theo skill sets, một số stacks sẽ phân theo nhiệm vụ, một số stacks sẽ phân theo các công cụ, v.v…
Marketing Stack 1
Marketing Stack 2
Marketing Stack 3
Marketing Stack 4
Vậy full stack marketer là gì?
Mỗi một thành tố trong marketing stack đó gọi là 1 “stack” và để có thể được gọi là full stack marketer thì đồng nghĩa với việc người đó phải có kiến thức, kinh nghiệm thực tế với tất cả các stacks. Ví dụ với (digital) marketing stack trong hình đầu tiên đính kèm để có thể được gọi là full stack digital marketer đồng nghĩa bạn phải có có kiến thức cơ bản về:
– Infrastructure bao gồm website, hosting, domain, hệ thống CRM, HTML/CSS, Javascript, thậm chí PHP hoặc query để truy xuất dữ liệu database,v.v… Và tùy công việc mà bạn có thể còn phải dính vào các hệ thống CRM, ERP hoặc POS của công ty đó.
– Analytics bao gồm việc hiểu và biết các sử dụng các công cụ phân tích (như Google Analytics), biết cách cài đặt, biết cách rút trích dữ liệu và dựa vào các dữ liệu đó để đưa ra các phân tích phù hợp.
– Content bao gồm việc quen thuộc với các loại content của web, video, social, ads, v.v… có thể đưa ra định hướng content trên các platform khác nhau và nếu có thể tự thực thi được thì còn tốt hơn nữa. Đồng thời bạn cũng phải hiểu được các kênh paid, own, earned để có thể truyền tải nội dung mình tạo ra một cách hiệu quả nhất. Đây bao gồm luôn cả việc thông thạo các kênh quảng cáo.
Nếu bạn có thể nắm hết kiến thức và có kinh nghiệm của 3 mảng stack trên thì bạn có thể xem mình là full stack marketer (nếu xét theo marketing stack đó). Tuy nhiên với mỗi một mảng và doanh nghiệp khác nhau có thể đòi hỏi bạn cần có kiến thức chuyên môn khác nhau. Ví dụ bạn làm marketing cho một doanh nghiệp về game thì lúc này kiến thức của bạn sẽ đòi hỏi phải nghiên về một số “stacks” đặc trưng hơn như khả năng chạy quảng cáo với mục tiêu là app install, phân tích các dữ liệu từ mobile app usage và hành vi người dùng trên di động…
Vậy thực sự có full stack marketer hay không?
Với vấn đề này sẽ luôn có 2 luồn ý kiến:
1. Làm gì có full stack marketer: một người không thể giỏi hết tất cả mọi thứ được, chỉ có thể làm chuyên môn một vài mảng liên quan và muốn giỏi thì chỉ có thể tập trung vào mảng đó để càng ngày càng có chuyên môn sâu hơn.
2. Full stack là xu hướng: ý là nếu bạn có kiến thức ở tất cả các mảng khác nhau thì bạn sẽ có thể có một góc nhìn rộng, đúng hơn và thực thi cũng tốt hơn. Và đồng thời một người sở hữu nhiều stack về kiến thức là một xu thế và đòi hỏi ngày nay.
Theo cá nhân Tú thì ý kiến nào cũng có cái lý của nó và thực sự nếu bạn bạn muốn trở thành specialist (tập trung kiến thức về một bộ môn hoặc một nhánh) hay trở thành full stack (chia đều kiến thức của mình ở các mảng khác nhau) thì đều được. Thị trường rất rộng lớn và nhu cầu cũng rất đa dạng, sẽ luôn có chỗ cho những người với những kỹ năng khác nhau. TUY NHIÊN, những người có kiến thức rộng và bao quát nhiều mảng hơn thường là những người có khả năng được nâng cấp và thăng tiến lên vị trí cao hơn do đặc trưng của một người quản lý là phải có cái nhìn bao quát.
Sưu tầm: Conversion.vn