Rút ruột về kinh nghiệm bán hàng thời trang P4
Lượt xem: 30
PHẦN 4: KINH DOANH THỜI TRANG VỚI SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Đã qua rồi thời đăng bán và chăm chút từng topic trên các trang web rao vặt như rongbay, enbac..và rất nhiều diễn đàn khác. Ngày ấy chắc khối bác xây được nhà lầu xe hơi nhờ rao bán trên những trang web như vậy.
Nhưng kể từ khi mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử( TMĐT) bùng nổ. Thì chợ thời trang hầu như chuyển hướng sang 2 kênh này. Thị phần của các sàn TMĐT chiếm 1 phần không nhỏ, chính vì vậy không nên bỏ qua cơ hội bán hàng trên kênh này. Là một người buôn bán trên sàn TMĐT ngay từ những ngày đầu, mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau:
1. Ưu điểm của sàn TMĐT
Đã qua rồi thời đăng bán và chăm chút từng topic trên các trang web rao vặt như rongbay, enbac..và rất nhiều diễn đàn khác. Ngày ấy chắc khối bác xây được nhà lầu xe hơi nhờ rao bán trên những trang web như vậy.
Nhưng kể từ khi mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử( TMĐT) bùng nổ. Thì chợ thời trang hầu như chuyển hướng sang 2 kênh này. Thị phần của các sàn TMĐT chiếm 1 phần không nhỏ, chính vì vậy không nên bỏ qua cơ hội bán hàng trên kênh này. Là một người buôn bán trên sàn TMĐT ngay từ những ngày đầu, mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau:
1. Ưu điểm của sàn TMĐT
- Ít tốn kém chi phí để tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng, chi phí hầu như bằng 0.
- Không phải lo nhiều về marketing và bán hàng vì sàn TMĐT đã lo dùm bạn.
- Nếu tối ưu tốt sẽ có những đơn hàng ổn định( Có những người dùng Lazada đơn hàng lên tới con số 200/ ngày là chuyện thường).
- Không phải tốn nhiều chi phí trừ khi bán được hàng thành công, chi phí dao động trong khoảng từ 0 -15%. Rõ ràng điểm này ăn đứt các kênh bán hàng khác.
- Được các sàn TMĐT hỗ trợ trong khâu vận chuyển, chăm sóc khách hàng…
- Hạn chế được nhiều rủi ro như lừa đảo, hoàn đơn.
- Nhiều sàn còn có chương trình ưu đãi như hỗ trợ phí ship, các chương trình khuyến mãi, đào tạo cho người bán hàng.
2. Nhược điểm của sàn TMĐT với ngành hàng thời trang
- Đây là kênh bán hàng thụ động, mọi hoạt động tăng trưởng doanh thu của chúng ta đều phụ thuộc.
- Các sản phẩm cùng loại dễ dàng bị so sánh giá với nhau.
- Quy trình bán hàng khá rườm rà, hay xảy ra lỗi. Nhiều quy định phải tuân theo sàn TMĐT, mỗi lần có trục trặc gì và gọi lên tổng đài thì các lượt tư vấn là những nhân viên khác nhau, khá là bực bội khi phải trình bày lại vấn đề.
- Khó triển khai việc chăm sóc khách hàng và đơn hàng do lệ thuộc hoàn toàn vào sàn TMĐT.
- Khó xây dựng brand, khách hàng chỉ nhớ đến sàn TMĐT mà thôi.
- Tóm lại: Chúng ta chỉ nên coi sàn TMĐT như 1 kênh bán hàng thụ động giúp tăng thêm doanh thu và tiếp cận khách hàng – 1 kênh phụ trong chuỗi bán hàng đa kênh của chúng ta.
3. Cùng bắt đầu với sàn TMĐT
Ở phần này, mình xin lấy Lazada làm ví dụ, vì quy trình của nó khá giống với các sàn TMĐT khác. Nếu với Lazada các bạn làm ổn thỏa thì các sàn khác cũng sẽ tốt thôi, vì theo mình biết Lazada là đơn vị kiểm tra thương hiệu hàng hóa, thủ tục đăng ký kinh doanh rất kỹ.
Bước đầu tiên là đăng ký tài khoản bán hàng. Mức độ khó, nghiêm ngặt của các sàn TMĐT được đánh giá như sau: Adayroi -> Lazada -> Các sàn khác( đơn giản, có ngay lập tức). Với Lazada, đầu tiên các bạn cần có giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể, ra phường làm tí rồi vài ngày sẽ có chứng nhận thôi, chẳng phải lo vấn đề thuế má, thủ tục đơn giản, không rườm rà.
Bước 2: Xem kỹ quy định, chính sách, quy trình xử lý đơn hàng của sàn TMĐT. Nhiều người mình không màn đến các vấn đề này, đến khi có chuyện thì lại giãy nảy lên. Chúng ta làm việc với cả một hệ thống chứ không phải một người, ngoài chúng ta ra thì có không biết bao nhiêu nhà bán hàng khác nữa. Cần phải tuân theo quy trình thì hệ thống mới hoạt động tốt được.
Bước 3: Bắt đầu upload sản phẩm với đầy đủ thông tin, hình ảnh đúng quy định. Các sản phẩm sẽ được duyệt trong thời gian từ 12-24h nếu như đúng với yêu cầu của sàn TMĐT.
Bước 4: Sau khi được duyệt thành công, các bạn cần nhớ cập nhật tồn kho cho từng sản phẩm. Con số tồn kho sẽ bị trừ dần đến lúc hết vì vậy để tránh khách hàng mua phải sản phẩm đã hết hàng, các bác cần cập nhật tồn kho cho chính xác để trách bị phạt. Tải về để biết Một số lưu ý để tránh các khoản phí mặc định khi bán hàng trên Lazada.
Sau khi cập nhật tồn kho rồi thì sản phẩm mới xuất hiện trên website, hãy vào trang shop của bạn để xem lại và đảm bảo mọi thứ đều đã chỉnh chu.
*Lưu ý: Với sàn TMĐT Sen Đỏ( Sendo.vn) thì các bạn cần xác thực tài khoản ngay sau khi đăng ký thì mới được xem thông tin của khách hàng.
Vậy là chuẩn bị đón nhận những đơn hàng đầu tiên rồi nhé.
4. Quy trình xử lý đơn hàng
- Hệ thống sẽ gửi thông báo qua email các bạn đã đăng ký, hãy đảm bảo check mail thường xuyên, kể cả mục Spam. Tốt nhất là bật chế độ thông báo luôn để sớm nhận nhanh các đơn hàng giao cho khách.
- Việc tiếp theo là gọi điện xác nhận với khách hàng các thông tin hàng hóa: số tiền, phí vận chuyển, các khoản khuyế mại theo đúng thông tin hệ thống.
- Sau đó đóng gói, cập nhật thông tin vào hệ thống để bộ phận giao nhận của sàn TMĐT đến lấy ( Với vatgia thì các bạn tự vận chuyển đơn hàng).
- Nếu không có gì trục trặc, thì tiền sẽ chuyển vào tài khoản nhà bán hàng của bạn. Với Sendo thì tiền sẽ chuyển ngay vào tài khoản của bạn với Senpay, còn Lazada thì 2 lần/ tuần.
5. Những lưu ý khi bán hàng trên sàn TMĐT
Mọi chuyện khi đọc cảm thấy rất dễ, nhưng khi triển khai thì gặp muôn vàn rắc rối. Mình xin chia sẻ 1 số lưu ý, kinh nghiệm để giúp vận hành tốt hơn:
- Xử lý càng nhanh càng tốt, việc xử lý qua sàn TMĐT đã tốn thời gian rồi, nếu các bạn không xử lý đơn hàng ngay thì khách chờ lâu – rớt đơn hàng – chuyển hoàn – nếu chậm quá có thể các bạn còn phải chịu phạt với sàn TMĐT.
- Mua hộp carton và đóng gói cẩn thận đề phòng trường hợp hàng bị va đập mạnh khi vận chuyển. Nếu hàng bị vỡ và lỗi vẫn bị phạt theo quy định của sàn TMĐT luôn nhé!!!
- Chuẩn bị thông tin liên hệ dạng namecard có đầy đủ tên shop, email, số điện thoại và cho vào tất cả đơn hàng. Đề phòng hàng bị lỗi thì khách hàng gọi trực tiếp đến mình mà không phải gọi lên sàn TMĐT. Mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu trường hợp dở khóc dở cười khi khách hàng gọi lên gặp nhân viên của sàn TMĐT. Có 1 lần, khách hàng muốn xuất hóa đơn cho sản phẩm. Đúng ra Lazada chỉ cần gọi cho mình, mình sẽ gọi cho khách để lấy thông tin và xuất hóa đơn cho họ là xong. Vậy mà các em tổng đài Lazada làm ăn cực chậm, tới 7 ngày mới báo cho mình qua email. Trong 7 ngày đó, các em ấy phải chuyển yêu cầu qua hàng chục bộ phận, người thì xác nhận, người thì xin thông tin, người thì đánh giá, chưa kể có người hỏi lại từ đầu…Đến khi mình gọi cho khách thì khách phán 1 câu nghe não lòng: ” anh cho em hỏi em còn phải nhận bao nhiêu cuộc điện thoại nữa mới nhận được hóa đơn đây, cuộc này là cuộc thứ mười mấy rồi”. Nói chung là các bạn phải để khách chủ động gọi cho các bạn trước.
- Hàng của bác đang bán rất ổn định thì đột nhiên giảm đột ngột, lên website sàn xem thì thấy kế bên có 1 loạt đơn vị hàng cùng loại, giá lại rẻ hơn rất nhiều. Nếu đua theo chiến lược giá rẻ thì tất cả sẽ cùng chết. Hãy linh hoạt nghĩ ra các hình thức quà tặng, combo sản phẩm, đổi tên và hình ảnh sản phẩm đi. Hầu hết các sản phẩm được bày bán trên sàn TMĐT là hàng tàu, vì vậy hãy chuẩn bị hình ảnh thật chuyên nghiệp nhé.
- Giữ mức độ uy tín của gian hàng, vì điều này làm khách hàng tin tưởng hơn. Nếu có thể hãy sắp xếp gọi xin feedback của khách hàng. Nếu khách phản hồi tiêu cực, hãy đề nghị tặng họ 1 món quà, mã giảm giá cho những đơn hàng lần sau. Còn nếu khách phản hồi tích cực, hãy xin họ dành chút ít thời gian lên website hoặc sàn TMĐT review cho sản phẩm của bạn.
- Chú ý về sản phẩm tồn kho. Trường hợp khó khăn cho các bạn bán hàng đa kênh, mặc dù trên sàn TMĐT vẫn còn 2 sản phẩm, ở shop các bạn vẫn còn 2 sản phẩm, nhưng không may sao khi 2 sản phẩm ở shop bạn vừa bán xong thì trên sàn TMĐT lại báo có đơn hàng, kiểu này là bị dính ngay án phạt. Vậy giải pháp nào để có thể đồng bộ bán hàng từ cửa hàng đến gian hàng trên Lazada và các sàn thương mại điện tử? Nhiều cửa hàng nhỏ lẻ đang sử dụng giải pháp bán hàng đa kênh trên website, cửa hàng, sàn thương mại điện tử nhưng quản lý tập trung chỉ tại một nơi tên gọi Haravan Omnichannel.
- Theo dõi data khách hàng thường xuyên. Nếu thấy đơn hàng lâu đến thì chủ động lao vào giải quyết chứ không nên phụ thuộc vào sàn TMĐT vì mỗi ngày họ nhận được hàng ngàn đơn hàng, hơi đâu mà lo giải quyết việc của bạn trước chứ.,
- Nên dùng email hoặc tờ rơi, sms đi kèm theo đơn hàng để gây ấn tượng, lôi kéo qua website với khách hàng mỗi khi họ ghé qua giang hàng của mình. Họ sẽ ấn tượng, có thể lần sau lại quay lại gian hàng của bạn mua.
- Nghiên cứu hành vi khách hàng. Khi khách hàng lên sàn TMĐT thì thường có 3 hoạt động: 1 là tìm kiếm, 2 là click vào banner, 3 là vào chuyên mục. Vì vậy nếu các sản phẩm đứng đầu chuyên mục, hoạt nằm trong các banner chương trình khuyến mãi là một lợi thế. Với Search: các bạn cần tăng cường tối ưu nội dung kết hợp với thường xuyên search thử các từ khóa liên quan đến sản phẩm để tăng tỉ lệ hiển thị sản phẩm ở trang 1.
- Đối soát tài chính cẩn thận: Vì hệ thống thanh toán của Lazada chưa hoàn thiện, nên cần đối chiếu với list đơn hàng để tránh thất thoát. Khi có vấn đề phát sinh, cần giải quyết với bộ phận hỗ trợ của Lazada trên tinh thần bình tĩnh, văn minh và luôn tôn trọng nhau.
- Buôn bán minh bạch, không dùng các biện pháp lách luật, gian lận vì trước sau các sàn TMĐT cũng tìm ra, nói chung là buôn bán như vậy không bền được.
KẾT
Trên đây là những kinh nghiệm mà mình cảm thấy quan trọng nhất khi tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam. Để gia nhập 1 hệ thống theo quy trình như các sàn TMĐT thì bạn cũng cần phải xây dựng quy trình cho riêng mình – Đồng bộ mọi thông tin lên các sàn TMĐT, website, rồi các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo…Chúc các bạn kinh doanh thành công.
Trên đây là những kinh nghiệm mà mình cảm thấy quan trọng nhất khi tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam. Để gia nhập 1 hệ thống theo quy trình như các sàn TMĐT thì bạn cũng cần phải xây dựng quy trình cho riêng mình – Đồng bộ mọi thông tin lên các sàn TMĐT, website, rồi các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo…Chúc các bạn kinh doanh thành công.
Theo Chu Ngọc Cường – Phó Tổng GĐ – Tập đoàn dệt may Phú Thành
Quay về
Block blog
Bài viết liên quan
10/12/2020
28/09/2020