Xác định USP bằng 5 bước

Xác định USP bằng 5 bước

Lượt xem: 211
USP là khái niệm không còn xa lạ với dân marketing nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và xác định chính xác USP cho sản phẩm doanh nghiệp.

Vậy USP là gì? Tại sao phải xác định USP cho sản phẩm ? Hãy cùng Slimweb tìm hiểu khái niệm này nhé !

Khái niệm USP

USP là viết tắt của cụm từ Unique Selling Point, được hiểu là lợi thế bán độc nhất của sản phẩm, là thứ bạn có mà đối thủ không có. Để nổi bật trên thị trường thì sản phẩm của bạn nhất thiết phải có USP

Sản phẩm có USP độc đáo sẽ là công cụ marketing tuyệt vời để khẳng định vị trí, thương hiệu của doanh nghiệp bạn trên thị trường.

USP của một sản phẩm có thể được miêu tả bằng các cụm từ hoặc một đoạn văn bản ngắn, là những từ dễ nhớ nhưng chắc chắn đó không phải là khẩu hiệu. Việc bạn mô tả, truyền đạt USP tới khách hàng càng dễ hiểu, ấn tượng bao nhiêu thì thương hiệu của bạn càng dễ lan truyền và khắc sâu vào tâm trí bấy nhiêu.

Vậy làm thế nào để tìm ra USP cho sản phẩm ? Giữa muôn vàn đối thủ cũng đang kinh doanh mặt hàng như bạn, dù là người đến trước hay sau nếu bạn không khác biệt, thật khó để chiếm được thị phần. 

Xác định USP chỉ với 5 bước

Nếu bạn và đối thủ cùng đang cạnh tranh một sản phẩm, hãy tìm ra điểm khác biệt sản phẩm của bạn so với đối thủ, đó có thể là  đặc điểm ngách, dành cho một nhóm đối tượng nào đó....khi đó bạn sẽ là người chiến thắng. Áp dụng ngay 5 bước dưới đây, bạn sẽ tìm ra được USP cho sản phẩm của mình.

Bước 1: Đặt các câu hỏi tại sao
Tự mình đặt ra các câu hỏi vì sao liên quan đến sản phẩm, để từ đó hình dung ra sản phẩm, chân dung khách hàng mục tiêu của mình.

Ví dụ, bạn bán mỹ phẩm thiên nhiên. Hãy đặt ra các câu hỏi như: Ai thích dùng loại này? Vì sao họ thích? Mỹ phẩm thiên nhiên so với mỹ phẩm công nghiệp như nào?....

Bước 2: Đặt mình vào vị trí khách hàng để trả lời
Sản phẩm làm ra là để bán cho khách hàng, vì thế trước tiên phải hiểu khách hàng đã. Hãy tự đóng vai trò là khách hàng để trả lời các câu hỏi ở trên. USP phải giải quyết được nhu cầu cấp bách nội tại, thấu hiểu được khách hàng và có yếu tố độc lạ càng tốt.

Bước 3: Hiểu khách hàng muốn gì
Nếu chỉ am hiểu sản phẩm mà không am hiểu khách hàng thì bạn mới chỉ có được 50% thành công. Qua được bước 2, bạn đã có câu trả lời về nhu cầu của khách hàng - thứ họ cần ở sản phẩm của bạn. 

Ví dụ, khách hàng muốn sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên cho an toàn, nhưng thích giá phải chăng, phù hợp với mọi làn da...

Bước 4: Bạn đáp ứng được nhu cầu đó như nào ?

Liệt kê đầy đủ các giá trị mà bạn cho rằng chỉ sản phẩm của bạn có. Bạn mang lại cho khách hàng điều gì.

Ví dụ: Sản phẩm bột cà phê, ngoài chức năng tẩy da chết, sản phẩm của bạn có thêm điều gì? Khả năng làm trắng da ? Trị dạn hay dưỡng da....

Bước 5: Tại sao họ chọn bạn mà không phải đối thủ
Sau khi liệt kê ra tất cả các giá trị bạn có, vậy điều gì là khác biệt nhất so với đối thủ, thứ gì sẽ khiến khách hàng chọn bạn mà không phải đối thủ. Nếu cả thị trường duy nhất chỉ mình bạn có giá trị đó, thì đó chính là USP của bạn.

Tìm ra USP cho sản phẩm không phải dễ dàng, nhưng nếu có USP chắc chắn bạn sẽ thành công. Vậy nên để xác định được USP nhất thiết phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, điều gì thúc đẩy đến quyết định mua hàng của họ. Sản phẩm của bạn dành cho nhóm đối tượng nào, phân khúc tệp khách hàng để tìm ra nhu cầu chính xác nhất và trả lời câu hỏi sản phẩm của bạn có đáp ứng được không ?

Slimweb.vn cũng vậy, giữa rất nhiều công cụ thiết kế landing page kéo thả thì Slimweb nổi bật bởi những tính năng duy nhất:
  • Dễ dùng cho người không biết kỹ thuật
  • Tạo được một website hoàn chỉnh với blog tin tức
  • Tính năng độc đáo: menu đa cấp, background video, tạo nhiều page một dự án
  • Xuất bản trang web trực tiếp lên máy chủ khác

Đặc biệt, các thành viên Slimweb được tham gia khóa thiết kế website miễn phí hàng tuần, được hướng dẫn từ cách lên nội dung cho đến thao tác kỹ thuật.

Block blog

Bài viết liên quan

Không biết gì vẫn có thể thiết kế web sau 3 giờ

Khóa học thiết kế web, blog và landing page dành cho startup, marketer, designer và developer