Từ A-Z cách tự đi đánh hàng Quảng Châu siêu tiết kiệm nhất

Từ A-Z cách tự đi đánh hàng Quảng Châu siêu tiết kiệm nhất

Lượt xem: 44

Quảng Châu là điểm đến nhập hàng của tất cả các mặt hàng bởi sự đa dạng và mẫu mã theo trend. Thường thì mọi người sẽ nhập hàng thông qua một đơn vị khác sau đó vận chuyển về Việt Nam. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể tự mình đi đánh hàng để tiết kiệm chi phí hơn và tận mắt thấy tay sờ các mặt hàng muốn nhập.

Tự đi đánh hàng bạn sẽ phải chuẩn bị những gì? Đọc hết bài viết dưới đây nhé. Tất cả thông tin bạn cần.

I. Chuẩn bị
1. Hộ chiếu
Điều cơ bản nhất khi các bác muốn đi tới một nước nào đó hãy nhớ dùm là cần có quyển hộ chiếu trước đã. Mất 1 đi làm và chờ để được cấp là xong. Chủ động cái này, chứ không có là không đi được đâu nhé.

2. Xin visa
Cách 1: Tự lên Đại sứ quán để xin, bạn sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ như:

  • Hộ chiếu
  • Tờ khai xin visa (lấy ở chỗ nộp hồ sơ hoặc lên mạng down về)
  • Ảnh 4*6 (làm lấy hẳn 4-8 ảnh), ảnh chụp rõ mặt. Tóc không che trán, tai, chụp trên nền trắng, áo không được cùng màu với phông nền.
  • Giấy chứng minh nơi cư trú hợp pháp
  • CMND photo công chứng trên cùng 1 mặt của tờ A4
  • Sổ hộ khẩu cho người xin visa Trung Quốc lần đầu (photo A4 nguyên cuốn, tốt nhất kèm công chứng)
  • Giấy chứng minh công việc. 
Mục này cần lưu ý, nếu là cán bộ, công nhân viên thì cần giấy chứng minh công việc, đơn xin đồng ý nghỉ phép đi du lịch Trung Quốc của công ty. Hai giấy này đều yêu cầu có dấu mộc đỏ. Nếu là chủ doanh nghiệp thì cần bản sao GPDKKD kèm mộc đỏ công ty.
  • Chứng minh tài chính: Sổ tiết kiệm ngân hàng (số dư tối thiểu 50 củ), hoặc sổ đỏ, bất động hay các tài sản có giá trị khác đứng tên chính chủ.
  • Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi, đặt phòng khách sạn. Cái này có tips làm khống được. Lên Google search nhé.
  • Lịch trình mà mình sẽ di chuyển ở Trung Quốc

Các giấy tờ này để chuẩn bị chu đáo nhất thì nên nhờ một ông luật sư quen tư vấn hộ. Một số giấy tờ có thể làm khống được. Đây là kinh nghiệm được chia sẽ của ông a tui là luật sư đã tự xin visa cho mình thành công. Tất nhiên tự xin thì chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều so với qua dịch vụ.

Cách 2: Tìm công ty dịch vụ xin visa hộ
Các bác lên Google hay facebook tìm một bên dịch vụ nào đó chuyên xin visa họ sẽ hướng dẫn các bác chuẩn bị giấy tờ và gửi cho họ, họ sẽ xin hộ các bác.
Phí dịch vụ thường tầm 100 đô xanh tuỳ thời điểm (sổ trắng sẽ đắt hơn sổ thường), khoảng 5-7 ngày làm việc sẽ có visa.
Chú ý, nên tìm bên dịch vụ nào uy tín, có những bên dịch vụ phí rất rẻ nhưng thường gặp tình trạng bị om sổ lâu rồi tăng giá.

3. Đặt vé tàu cao tốc hoặc vé máy bay
Nếu chọn phương pháp di chuyển bằng máy bay nên săn vé trước time đi để có giá phải chăng, tránh trường hợp đặt sát ngày quá thì giá khá chát.
Nếu di chuyển bằng ô tô kết hợp tàu cao tốc thì đặt vé qua các bên dịch vụ đặt vé. Giá vé Nam Ninh - Quảng Châu: 340 tệ vé thường, 440 tệ vé vip (có xe đón từ cửa hậu Hữu Nghị đến ga tàu và từ ga Quảng Châu về trung tâm thành phố)
Vé tàu đặt trước ngày đi 2-3 hôm, nếu vào đợt cao điểm nên nhờ bên dịch vụ tư vấn hộ có nên đặt trước 1-2 tuần không. Có visa mới đặt được vé tàu nhé.

4. Đặt phòng khách sạn
Nên xác định trước lịch trình mình sẽ tập trung chủ yếu ở chợ nào, khu vực nào để chọn khách sạn trong khu vực đó cho tiện di chuyển.
Nếu đi vào đợt cao điểm tui mới đặt trước còn không thì cứ tới nơi rồi lân la xung quanh tìm đại 1 khách sạn nào đấy mình thấy ok.

5. Vận chuyển hàng về Việt Nam
Nên liên hệ tìm một đơn vị vận chuyển trước khi qua bên đó. Nếu được thì nên tìm công ty có kho gần khu vực bạn sẽ nhập hàng cho đỡ chi phí gửi hàng từ chợ về kho.

6. Liên hệ thuê Tai
Đương nhiên rồi, với 1 người ko biết tiếng, đi Quảng Châu lần đầu thì nên thuê Tai nhé. Tìm bạn nào được đánh giá tốt một xíu (giá Tai không nhầm thì tầm 300 tệ/ ngày)

7. Chuẩn bị một ít tiền mặt phòng thân
Có thể đổi tiền ở tiệm vàng gần nhà hoặc lên cửa khẩu rồi đổi. Nên mang tầm 3000 tệ trong người phòng thân thì các bác không phải lo lắng vấn đề gì nữa hết. 

8. Những ứng dụng cần có khi đi Trung Quốc

  • Google dịch
  • VPN để bẻ khoá mạng. Trung Quốc cấm Google, Facebook thế nên phải có ứng dụng này mới vào được nhé.
  • Wifi Master (ứng dụng bẻ khoá mạng wifi ấy) ở Trung Quốc ứng dụng này sử dụng ngon nhé

9. Mang theo một ít mì gói, phòng trường hợp bác nào không ăn được đồ ăn Trung Quốc. Nhiều bác kêu đồ Trung Quốc nhiều dầu mỡ khó ăn.

10. Sim điện thoại
Qua cửa khẩu đi tới chỗ lấy vé tàu các bác chỉ việc ngồi yên tại chỗ sẽ có người tới mời các bác mua sim (hình như mua ở đây là 100 tệ)

Tips nhỏ: Các mặt hàng tại các chợ lấy nhiều sẽ được giá tốt hơn, nên nếu muốn lấy được giá đẹp kèm nhiều mẫu mã các bác nên tổ chức ghép nhóm những người cùng ngành hàng để đi vừa vui, vừa được lợi.

còn nữa....

Chia sẻ Đức Thắng

Block blog

Bài viết liên quan

Không biết gì vẫn có thể thiết kế web sau 3 giờ

Khóa học thiết kế web, blog và landing page dành cho startup, marketer, designer và developer