Từ một thằng mọt máy tính trở thành một Marketer lương trăm củ... khoai có gì khó !
Một vài lời khuyên dành cho các anh em dân không chuyên nhảy sang làm marketing nhé. Marketing có gì khó đâu ? Một nghề ai cũng có thể làm, không bao giờ thiếu việc nhưng lại quá ồn ào đòi hỏi bạn phải học và cập nhật liên tục. Nếu xuất thân từ IT thì có hợp làm nghề này không ?
Hãy đọc bài viết dưới đây, chia sẻ từ nick facebook Leo Minh nhé.
1. Bản chất của Marketing
Hiểu bản chất, thì bạn có thể đi xa hơn, vững vàng và chắc chắn hơn trong công việc... chứ không phải làm việc cho có. Hiểu đúng bản chất, chúng ta sẽ tư duy đúng, tư duy đúng sẽ làm đúng mà làm đúng thì ra kết quả tốt.
Rất nhiều người, khi vào công ty và nghe lời cấp trên, làm những công việc mà mình còn chẳng hiểu bản chất của nó làm để làm gì, làm như một cỗ máy và khi kết quả đưa ra không tốt, thì mình là người bị chửi đầu tiên. Và nhiều khi chính những người chỉ chúng ta cũng không hiểu, chỉ đang bắt chúng ta làm sai. Vậy bản chất của Marketing là gì?
Bản chất của Marketing là "giúp khách hàng kết nối với sản phẩm, thương hiệu của công ty ---> từ đó thúc đẩy việc bán hàng". Cuối cùng thì quan trọng nhất của Marketing thì phải bán được hàng, hoặc trợ giúp tích cực cho việc bán hàng, hoặc nói đúng hơn... Marketing thì phải giúp kiếm tiền.
Ngoài việc hiểu bản chất của nó, chúng ta cũng nên xây dựng những kiến thức căn bản trước, hãy dàng thời gian để đọc sách, hiểu rõ căn bản sẽ giúp bạn ứng dụng được tốt mọi thứ trong tương lai.
Hoạt động kiếm tiền của thương hiệu (lưu ý), kiếm tiền theo suy nghĩ của Minh thì nó chỉ bao gồm:
- Tăng doanh thu
- Giảm chi phí
2. Làm Marketing là làm gì
Như đã nói ở trên, làm marketing là làm những hoạt động tăng doanh thu cho công ty thông qua các công việc quản cáo. Nếu các bạn vào một công ty lớn, các bạn sẽ được chia ra các phòng ban và làm các công việc rõ ràng nhưng Minh thì là Marketing du kích nên Minh sẽ nói những công việc mà chính Minh đang làm trong thời gian qua nhé.
- Xây dựng thương hiệu thông qua inbound marketing (đọc lại bài viết về inbound marketing của Minh nhé)
- Xây dựng chiến lược markeing, thúc đẩy doanh số
- Sáng tạo các content, nội dung chất, tăng chuyển đổi.
- Làm SEO (hiện M đang làm gần 100 site... quản lý và giao việc thôi)
- Chạy quảng cáo (đôi khi cái này mình không trực tiếp chạy, nhưng phải hiểu để quản lý)
- - ....
- Chạy ads
- Viết content
- Viết bài quảng cáo facebook
- Xây dựng và phát triển group, fanpage
- Làm designer, editor v.v... (mức căn bản)
- ....
3. Người mới bắt đầu làm Marketing nên chọn công việc gì?
Cái này còn tùy theo mục đích của bạn, bạn đang muốn gì? Có nhiều người họ muốn học marketing để có thể tự ra kinh doanh... nhưng có nhiều người lại muốn học marketing để có 1 công việc ổn định... và nhiều người khùng khùng như Minh lại muốn học marketing để làm trainner... Nói chung, mỗi mục đích sẽ có những tư duy chọn lựa, những tâm thế làm khác nhau...và dĩ nhiên cũng cho ra những kết quả khác nhau. (tâm thế người làm công thì chắc chắn không thể xót được như tâm thể người làm chủ rồi).
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHỌN MARKETING LÀ MỘT CÔNG VIỆC LÂU DÀI:
- Bạn có thể được trả lương cao khi làm tốt
- Bạn có thể trở thành quản lý
- Bạn có thể mở được agency riêng cho mình v.v...
- Và quan trọng nhất là bạn có thể đi bất kỳ cty nào làm cũng được... (nói vui là tính thanh khoản trong công việc )
- Nghiên cứu sâu vào 1 chủ đề, đủ để bạn có thể khoe mình là Master trong bộ môn đó.
- Phải luôn cập nhật thường xuyên các kiến thức về bộ môn này để ko bị tuột hậu so với giới trẻ
- Phải có được quy trình, có được những cái "chất" riêng của bản thân để định vị bản thân.
- Quan trọng nhất: phải hiểu về "khách hàng" và "sản phẩm" (tư duy nghiên cứu khách hàng và sản phẩm)
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHỌN HỌC MARKETING ĐỂ TỰ KINH DOANH:
- Có loại sản phẩm lấy hình ảnh là chính (ví dụ như đồ lót), thì hãy chọn cv làm photographer, designer, content v.v...
- Có loại sản phẩm cần thương hiệu (ví dụ như những sản phẩm giá trị cao): thì chọn làm content, làm inbound marketing, làm thương hiệu.
- Có loại sản phẩm cần bán hàng (thời trang, phụ kiện, các vật dụng hàng ngày): thì nên học facebook ads, google ads, content...
Lưu ý:
- Dù bạn lựa chọn hình thức nào, hãy cố gắng "học thật nhanh", "làm thật nhanh", ra khối lượng thật nhanh. Đây là công thức quan trọng để việc học đạt kết quả cao nhất, ngay cả khi kinh doanh cũng vậy.
- Học thật nhanh, quyết tâm xử lý mọi thứ trong ngày.
- Thực hành thật nhanh để ra khối lượng.
- Làm thật nhanh để sai thật nhanh, sai nhiều thì dần nó sẽ thành đúng.
4. Các yếu tố được đánh giá cao của một nhân viên marketing
-
Làm mọi thứ thật nhanh, vượt deadline (hãy cố gắng tìm cách để hoàn thành điều này, đừng đưa ra lý do rằng cần phải làm kỹ, làm là phải đúng chuẩn, sáng tạo... mới làm thì có rành đâu mà biết cái nào là chuẩn, cái nào là sáng tạo).
- Luôn tích cực trong công việc. Luôn luôn say yes... nhưng say yes có chọn lọc, say yes nhưng phải hỏi. "em làm cái này cho anh nha" "ok anh, làm được, nhưng chỗ này em bị vướng quá, anh chỉ em chỗ này với... chỗ kia em không hiểu, giải nghĩa cho em với". Giơ tay lên và nói tôi, không dễ gì có cơ hội được làm, đều là trải nghiệm cả đấy.
- Làm việc thật siêng năng, là nguồn cảm hứng, động lực làm việc cho người khác. (là tấm gương sáng cho người khác).
- Linh động, đa năng, làm được nhiều khối lượng công việc khác nhau.
- Luôn có ý chí cầu tiến, ham học hỏi, thích chia sẻ... (luôn giúp đỡ những người trong cty về vấn đề marketing)
- Tạo ra được "khối lượng công việc" thực sự, hoặc giá trị lao động.
- Tâm thế tốt, thái độ tốt, cầu tiến, không bảo thủ, biết lắng nghe... và quan trọng nhất là phải chứng minh được những gì mình làm bằng các con số cụ thể.
- Luôn nắm bắt và sử dụng tốt được các công cụ marketing online (hiểu, ứng dụng được, ra kết quả)
- Có tầm nhìn, hiểu bức tranh marketing và bán hàng, hiểu điều mình làm, biết điều kh cần...
- Sáng tạo....
5. Các kỹ năng, kiến thức mà nhân viên marketing nên có:
-
UI/UX (trải nghiệm người dùng, hiểu khách hàng, đọc bài hiểu khách, giúp khách, có khách của Minh)
- Kỹ năng sáng tạo nội dung (Content Marketing): bất kỳ ngành nghề nào trong Marketing cũng đều cần cái này.
- Kỹ năng Call to action: kêu gọi, khuấy động khách hàng, điều hướng họ làm theo những gì mình muốn.
- Kiến thức Marketing căn bản (các thuật ngữ, các công thức căn bản...)
- Kiến thức trend Marketing - biết các công cụ, các hình thức marketing mới, cập nhật liên tục