Tháp nhu cầu Maslow - Kiến thức quan trọng trong kinh doanh và marketing bạn phải biết
Chắc hẳn nhiều bạn đã biết về tháp nhu cầu Maslow nhưng liệu bạn đã hiểu rõ ứng dụng của nó trong công việc, trong cuộc sống, trong kinh doanh.
Tháp nhu cầu Maslow nói về 5 cấp bậc nhu cầu của con người. Ai trong mỗi người thì đều có những nhu cầu này nhưng tùy trong mỗi giai đoạn thì chúng ta sẽ có những nhu cầu cao hơn những nhu cầu khác.
Tầng đầu tiên là tầng sống. Nhu cầu sống này là những nhu cầu để chúng ta có thể đảm bảo cuộc sống của mình. Đó là những nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, nhu cầu đi lại, nhu cầu sinh lý.
Tầng thứ 2 là tầng nhu cầu tiền. Hay có khái niệm khác đó là nhu cầu về sự an toàn. Ở đây thì có thể là nhu cầu về an toàn sức khỏe và nhu cầu về an toàn tài chính.
Tầng thứ 3 là tầng yêu thương. Đó là nhu cầu yêu thương, nhu cầu mong muốn được nhận được sự yêu thương của gia đình, bạn bè, mong muốn mình được thuộc một đội nhóm nào đấy.
Tầng thứ 4 là tầng nhu cầu về cái tôi, nhu cầu được tôn trọng.
Tầng thứ 5 là tầng là nhu cầu mong muốn được cống hiến, được cho đi hay còn gọi là tầng sứ mệnh.
Vậy thì chúng ta có 5 tầng của tháp Maslow. Chúng ta sẽ thấy con người sẽ có những quãng khác nhau. Quãng ở 2 tầng dưới: Tầng nhu cầu sống & Tầng nhu cầu tiền, đây là quãng vất vả. Quãng ở 3 tầng trên: Tầng nhu cầu yêu thương, nhu cầu cái tôi và nhu cầu cống hiến là quãng bùng nổ.
Tương ứng với cái tháp nhu cầu Maslow thì nó cũng phân cấp ra trong xã hội. Những người cấp thấp thì sẽ thường đặt những câu hỏi và quan tâm nhất đến 2 nhu cầu ở tầng dưới. Còn những người ở cấp trung và cấp cao ở trong xã hội quan tâm đến 3 tầng trên cùng.
Vậy thì những nhóm người này người ta sẽ thường hỏi những câu hỏi gì ở trong cuộc sống của mình?
Tầng 1: Tầng nhu cầu sống này người ta thường hay đặt ra những câu hỏi về WHAT?, WHERE?, WHEN?
Ví dụ họ sẽ đặt ra câu hỏi: “Kinh doanh cái gì?”, “Làm cái gì để thành công?”, “Bán cái gì để thành công?”... hay là “Bán ở đâu?”, “Tôi sẽ bán sản phẩm này khi nào?”.... Đấy là những người câu hỏi của người ở tầng WHAT - CÁI GÌ?
Tầng 2: Tầng nhu cầu sự an toàn, người ta sẽ thường hay hỏi câu hỏi về HOW?
Câu hỏi “Làm như thế nào?”: “Làm như thế nào để quản lý tài chính?”, “Làm như thế nào để quản lý nhân sự?”, “Làm như thế nào để tiếp cận khách hàng và tư vấn cho khách hàng?”, “Làm như thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân?”... Đây là các câu hỏi mọi người đang hỏi ở tầng HOW - NHƯ THẾ NÀO?
Tầng 3: Tầng Yêu thương, người ta thường hỏi câu hỏi WHY?
“Tại sao tôi phải làm điều này?”, “Tại sao tôi phải kinh doanh?”, “Tại sao tôi cần có nhiều khách hàng?”, “Tại sao tôi cần có nhiều đơn hàng?”, “Tại sao tôi cần tăng doanh số gấp 3 lần?”,.... Đây là những câu hỏi ở tầng WHY - TẠI SAO?. Lan rất khuyến khích mọi người đặt câu hỏi ở tầng này. Thường những nhà lãnh đạo cấp trung thì sẽ hỏi câu hỏi ở tầng này. Bởi khi bạn đã là 1 nhà lãnh đạo thì bạn luôn luôn phải nghiên cứu vấn đề TẠI SAO MÌNH LÀM VIỆC NÀY? và từ đó vạch ra phương hướng làm việc và đưa triển khai cho cấp dưới của mình.
Nếu bạn muốn mình trở thành những nhà lãnh đạo cấp cao hơn thì tư duy của mình phải ở cấp độ cao hơn. Mọi câu hỏi của bạn từ bây giờ phải xuất phát từ WHY? không còn hỏi WHAT, WHERE, WHEN nữa.
Tầng 4: Tầng nhu cầu về cái tôi, nhu cầu về tôn trọng, người ta ở tầng này sẽ đặt câu hỏi là WHO? - Tôi là ai?.
Tầng 5: Tầng cống hiến hay còn gọi là Tầng sứ mệnh, người ta sẽ đặt câu hỏi là WHO ELSE?
Người ta nói là cuộc đời của một người quan trọng nhất là đi tìm sứ mệnh của mình. Sứ mệnh là điều bạn khao khát được làm và bạn sẵn sàng làm việc không mệt mỏi vì nó.
Những nhà lãnh đạo cấp cao họ nằm ở 2 tầng này. Họ mong muốn được cho đi, mong muốn được giúp đỡ người khác, người ta cũng mong muốn nhận được sự tôn trọng của người khác.
Tôi muốn mọi người xác lập cho mình từ bây giờ bất kỳ 1 việc gì khi mà mọi người làm thì hãy đặt cho mình câu hỏi WHY trước tiên. Mọi người biết rằng khi mà WHY đủ lớn thì mọi vấn đề khác được xử lý. Theo nguyên tắc của tháp nhu cầu Maslow thì cứ tầng trên giải quyết được vấn đề của tầng dưới.
Ví dụ là một người sẽ hỏi là : “Chị ơi! Bây giờ e có thể kinh doanh gì?”, “Bây giờ e bắt đầu kinh doanh như thế nào?”, “Em bán cái gì để ra tiền?”. Bạn này đang đặt câu hỏi ở tầng WHAT, WHERE, WHEN, để giải quyết câu hỏi của bạn này chúng ta phải sử dụng câu hỏi ở tầng cao hơn. Chúng ta sẽ phải hỏi lại là “Thế từ trước đến giờ bạn bán như thế nào?”, ”Từ trước đến giờ bạn sống như thế nào?”...
Khi mình hỏi những câu hỏi ở tầng này thì trong đầu họ sẽ trả lời được những câu hỏi ở tầng dưới. Và đặc biệt nếu bạn hỏi tầng WHY? là “Tại sao em phải bán hàng?” thì họ sẽ càng có câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi WHAT, WHERE, WHEN.
Cứ tầng trên giải quyết được vấn đề tầng dưới và khuyến nghị rằng một vấn đề người ta đưa ra thì mình sẽ giải quyết nó tối đa là cách 2 tầng. Hạn chế việc bạn hỏi ở tầng cao quá thì tư duy người ta chưa bắt kịp được. Ví dụ người ta hỏi bạn “Em cần bán gì để kiếm tiền?” thì bạn lại hỏi “Sứ mệnh của em là gì?”, “Em muốn mình trở thành ai?” thì họ sẽ chưa hiểu ngay được, họ sẽ nghĩ câu hỏi của bạn vô nghĩa.
Chốt lại “Luôn bắt đầu bằng WHY”. Khi bạn trả lời được câu hỏi WHY thì những câu hỏi WHAT, WHERE, WHEN, HOW cũng sẽ đều được giải quyết.
Chia sẻ Helen Lan - CEO Nội thất Kenli