Marketing là gì? Bản chất của nó

Marketing là gì? Bản chất của nó

Lượt xem: 678

Có quá nhiều định nghĩa về marketing dưới dạng lý thuyết. Nhưng thực tế thì marketing chính là công cụ để thỏa mãn tham vọng của người kinh doanh, đó là giải quyết lòng tham làm sao bán được nhiều hàng. Kiếm được nhiều tiền tuy nhiên đấy chính là khái niệm thô sơ nhất về marketing còn ở thế giới hiện đại, marketing ra đời vì....

Sự mất cân đối giữa cung cầu luôn xảy ra, vì thế mà marketing ra đời nhằm giúp cho người bán hàng chủ động thúc đẩy doanh số theo ý muốn. Thậm chí là đột phá về doanh số.

Thế giới thương mại cứ diễn ra nhộn nhịp qua hàng ngàn năm, những hoạt động marketing vẫn không ngừng được sáng tạo và bổ sung thêm nhiều hoạt động, phương thức vận hành và quản lý. Cho đến ngày hôm nay thì những hoạt động nhằm kích cầu việc mua hàng trở thành việc sống còn của việc kinh doanh. Những hoạt động nhằm chủ động để gia tăng lượng tiêu thụ hàng hóa được thế giới hiện đại gọi chung là marketing, khái niệm này được hình thành tại Mỹ vào khoảng những đầu năm 1910.

Có rất nhiều định nghĩa marketing lý thuyết hay thực tiễn thì ý nghĩa chung vẫn là marketing giải quyết cho câu hỏi LÀM SAO BÁN ĐƯỢC NHIỀU HÀNG? Vì vậy tổng quát thì marketing liên quan tới mọi khía cạnh trong hoạt động của công ty và nó xoáy sâu vào việc tìm hiểu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, tìm các cách phân phối, quảng cáo và làm các hoạt động để làm sao tạo giá trị cho sản phẩm, ghi dấu tên tuổi sản phẩm vào trí nhớ người tiêu dùng (làm brand) …

Marketing như đã nói ở trên, có nhiều hoạt động để kích cầu việc tiêu thụ sản phẩm nhưng sau đây là 7 hoạt động phổ biến mà hầu hết các cty trên khắp thế giới áp dụng gọi là mô hình Marketing 7PS.

Mô hình 7PS bao gồm:

Product – Chắc chắn rồi, để bán được sản phẩm bạn phải là người hiểu rõ về sản phẩm để miêu tả tới người mua hàng sao cho khách hàng họ được thỏa mãn nhu cầu sử dụng như là tính tăng sản phẩm, tiện ích nổi bật…Làm marketing bạn xem việc nghiên cứu sản phẩm sao cho đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, nắm bắt được người dùng họ cần gì ở sản phẩm để có những điều chỉnh về sản phẩm cho bộ phận sản xuất.

Price (Giá bán) – Làm marketing chính là tìm hiểu thị trường, tìm hiểu thu nhập về đối tượng mà bạn hướng đến để có thể có giá bán phù hợp với khách hàng của bạn, cân đối với đối thủ và phù hợp với các chiến lược kinh doanh của bạn sau này như là giảm giá, khuyến mãi chẳng hạn.

Promotion – Rất khó để miêu tả chính xác bằng tiếng Việt hoạt động này vì promotion là các hoạt động như quảng cáo, chiến lược bán hàng, chiến thuật tiếp thị.

Place – Được xem như sản phẩm của bạn sẽ phân phối ở đâu cho hiệu quả hoặc là cả việc show ra nơi sản xuất sản phẩm, kho hàng, hệ thống chi nhánh bảo hành...etc để thuyết phục khách hàng về gốc tích sản phẩm, nơi tiếp nhận sự cố sản phẩm.

People – Những hoạt động giao tiếp giữa nhân viên và khách hàng, tức là phải xây dựng các quy chuẩn, văn hóa con người trong cty sao cho khách hàng được tận hưởng dịch vụ bán hàng tốt nhất. Từ đó khách hàng gắn bó với thương hiệu của bạn và đặc biệt là lan tỏa thương hiệu của bạn trong các mối quan hệ của họ. Vì đơn giản là họ yêu mến thương hiệu của bạn và thái độ phục vụ là một trong các yếu tố quyết định sự yêu ghét thương hiệu.

Physical evidence (Hiện diện vật lý) – Nó bao gồm bao bì, kệ trưng bày và khu vực trưng bày sản phẩm, nội thất cửa hàng hoặc có thể là đồng phục của nhân viên…tất cả những thứ hiện diện mà khách trực tiếp nhìn thấy liên quan tới sản phẩm, bạn cần phải làm để tạo ra thiện cảm, gây ấn tượng với khách hàng.

Process (Quy trình) – Bạn cần nghiên cứu về quy trình phân phối sản phẩm tối ưu cho cty và các quy trình thuận lợi cho việc mua hàng của khách (ví dụ như thanh toán, giao nhận, đổi trả, hậu mãi...). Quan trọng là quy trình bán hàng khách hàng vừa lòng nhất. Ví dụ như cửa hàng của bán rất đông khách nếu bạn không xây dựng được quy trình giữ xe, quy tắc xếp hàng cho khách hàng thì sẽ loạn ngay và mọi người dễ dàng từ bỏ việc mua hàng sản phẩm của bạn.

Mô hình 7PS này sẽ luôn đồng hành với việc nghiên cứu thị trường từ hành vi mua sắm, nhân khẩu học khách hàng cho tới đối thủ của bạn để có những điều chỉnh quan trọng trong 7 hoạt động cốt lõi trên.

Như vậy bây giờ bạn đã hiểu marketing là gì và cần làm những gì từ nay, sẽ không hiểu quá phiến diện về marketing nữa. Chúng ta rất hay hiểu nhầm định nghĩa marketing và quảng cáo. Thường nhầm là marketing là làm sao để tiếp cận người mua hàng bằng các hình thức quảng cáo (internet, tờ rơi, băng rôn…). Sự hiểu biết này đúng nhưng là thiếu sót trầm trọng về định nghĩa marketing.

Theo Digital marketing Ctrl A

Block blog

Bài viết liên quan

Không biết gì vẫn có thể thiết kế web sau 3 giờ

Khóa học thiết kế web, blog và landing page dành cho startup, marketer, designer và developer