10 chiến lược định giá sản phẩm kinh điển

10 chiến lược định giá sản phẩm kinh điển

Lượt xem: 3179

 

Vận dụng linh hoạt các chiến lược giá phù hợp tại từng thời điểm và giai đoạn là cách tốt nhất để doanh nghiệp đẩy hàng và gia tăng doanh số. 

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới chiến lược định giá? Nó sẽ bao gồm chi phí sản xuất, phạm vi sản xuất, phân phối giá, giá đối thủ cạnh tranh... và rất nhiều yếu tố khác cộng lại. Bạn không thể bán mãi một sản phẩm với giá thấp so với thị trường, và càng không thể bán giá quá cao vì khách hàng không thể sử dụng. Do đó, ở mỗi thời điểm khác nhau, doanh nghiệp nên áp dụng những chiến lược giá khác nhau để hấp dẫn người mua hàng.

Dưới đây là 10 chiến lược khác nhau mà doanh nghiệp nên thực hiện trong kế hoạch Trade Marketing của mình.
 

1 - Chi phí cộng thêm (Cost plus pricing)

Định giá liên quan đến chi phí sản xuất, chi phí phân phối và tỷ suất lợi nhuận dự kiến


2 - Chiến lược giá thâm nhập (Penetration pricing strategy)

Thiết lập một mức giá thấp để tăng doanh số bán hàng và thị phần sau đó mới tăng giá.
VD: đài truyền hình có thể thu mức phí thấp để có nhiều người sử dụng, sau đó tăng giá khi có lượng khách ổn định


3 - Định giá dựa trên giá trị (Value -based pricing)
Đặt giá dựa trên  giá trị mà khách hàng nhận được. Bạn có thể khảo sát thị trường để đưa ra mức giá phù hợp. 

 

4 - Định giá dựa trên mức độ cạnh tranh (Competition based pricing)

Chiến lược này, bạn sẽ định giá dựa trên độ cạnh tranh với đối thủ. Tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh và quyết định có hay không bạn muốn đặt một mức giá cao hơn hay thấp hơn hoặc bằng họ. Nếu như bạn có một lợi thế cạnh tranh nào đó thì bạn có thể định giá cao hơn.

 

5 - Giá giảm dần (Skimming pricing)
Thiết lập một mức giá ban đầu cao và sau đó từ từ hạ giá xuống để hướng tới thị trường rộng lớn hơn. Mục tiêu thu lợi nhuận từ chính mức giá giảm cho tầng khách hàng đó.

VD: áo hàng hiệu 5 triệu giảm còn 500k, giá gốc của nó cũng chỉ vậy.

 

6 - Định giá theo “dòng sản phẩm” (Product line pricing)
Đặt giá khác nhau cho các sản phẩm khác nhau trong cùng một phạm vi sản phẩm để đạt được thị trường mục tiêu khác nhau.

 

7 - Định giá theo tâm lý (Psychological pricing)
Định giá theo tâm lý khách hàng


8 - Giá cao cấp (Premium pricing)
Định giá cao để thể hiện sự độc quyền sản phẩm của bạn

 

9 - Định giá bằng với đối thủ cạnh tranh (Status Quo Pricing)

Định giá bằng với đối thủ cạnh tranh với bạn để tránh “ chiến tranh” giá và duy trì ở mức độ vừa phải nhưng ổn định.


 
10 - Giá tùy chọn (Optional Pricing)

Đặt giá tùy chọn bằng cách đưa ra mức giá cơ bản thấp có thể thu hút được khách hàng trong khi vẫn có khả năng bán các tiện ích đi kèm sau này.

Biên tập bởi Vinno

Block blog

Bài viết liên quan

Không biết gì vẫn có thể thiết kế web sau 3 giờ

Khóa học thiết kế web, blog và landing page dành cho startup, marketer, designer và developer