Kinh doanh F&B trên app thời Corona
Thời điểm khủng hoảng, tìm kênh tăng doanh khó khăn, vậy thì việc đưa sản phẩm F&B lên app có sẽ khó khăn như nào. Một vài chia sẻ dưới đây, hy vọng sẽ hữu ích với các bạn.
Chia sẻ từ anh Hoàng Tùng - chủ chuỗi cửa hàng Fast Food và Bánh ngọt.
1. Shipper - Khách hàng - Nhân viên: Đồng hành cùng sự phát triển của hàng dài shipper là những hệ lụy như khiến khách tại cửa hàng khó chịu, shipper thái độ với nhân viên, trải nghiệm tại điểm bán có thể giảm
2. Chiết khấu: Thông thường, bên phía nhà hàng phải chiết khấu cho các công ty giao đồ ăn nằm vào tầm 20 – 25% doanh thu. Biên lợi nhuận ko đủ tốt & Menu ko tối ưu là có khi trừ chiết khấu đi là hết lãi
3. Giá cả: Việc listing (đăng danh sách) các quán lên ứng dụng giao đồ ăn không khác gì việc đưa một gian hàng lên các sàn TMĐT, sẽ cạnh tranh nhiều về Khuyến mại & Giá cả, bên nào ko mạnh về phần này sẽ khó cạnh tranh.
4. Khách hàng return: Kỳ vọng của chủ nhà hàng rằng sau khi khách hàng mua hàng trên app sẽ biết tới nhà hàng, và sau đó quay lại mua trực tiếp gần như khó trở thành hiện thực. Kỳ vọng khách mua trên app & đến ăn tại cửa hàng khác nhau
Cá nhân mình nhận định ngành F&B sẽ đi theo 2 hướng lớn: TRẢI NGHIỆM và TỐI ƯU. Khi kênh truyền dẫn sản phẩm đến khách hàng đủ mạnh, nó sẽ là cơ hội để những mô hình kinh doanh mới phát sinh.
Mô hình Bếp trên mây-Cloud Kitchen ra đời giờ là quá đẹp khi các kênh kết nối giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng đang trở nên quá tiện ích. Đó chính là Game kế tiếp cho ai muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B
Hướng đi khả thi
1. Xây concept đủ hay để kéo khách đến, tạo TRẢI NGHIỆM TẠI CHỖ cho khách hàng: selfie, tiêu xài tại chỗ và từ đó upsale.
2. TỐI ƯU: chỉ tập trung vào điểm chạm của khách hàng với SP, cắt bỏ dư thừa nhằm tập trung vào yếu tố TIỆN LỢI.
Keyword: TRẢI NGHIỆM và TỐI ƯU. Trong thời điểm dịch bệnh Corona kéo dài này thì từ khoá TỐI ƯU quan trọng hơn. Cố gắng làm thật LEAN & và thật FAST