10 điều khác biệt khi làm content cho thương hiệu cao cấp
- 1/ Xác định điểm giá trị nhất của sản phẩm
- 2/ Hình ảnh phải xứng đáng với giá tiền
- 3/ Thương hiệu phải có "Gu" riêng
- 4/ Khai thác quá trình tạo ra sản phẩm
- 5. Khuyến mại một cách có nghệ thuật
- 6/ Đặt thương hiệu cao cấp của bạn bên cạnh thương hiệu cao cấp khác
- 7/ Viết câu chuyện của Thương Hiệu
- 8/ Để khách hàng Thượng Lưu nói về sản phẩm
- 9/ Không chạy theo các trend content rẻ tiền
- 10/ Những chiến dịch mang giá trị cộng đồng
Không phải thương hiệu nào cũng có motip làm content chung, đặc biệt là đối với những thương hiệu cao cấp, cần có chiến lược riêng để chinh phục khách hàng.
1/ Xác định điểm giá trị nhất của sản phẩm
Hay còn gọi là điểm “đáng tiền nhất" khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn, thương hiệu của bạn thay vì 1 sản phẩm/thương hiệu thấp cấp hơn hoặc thương hiệu đối thủ. Điểm này cũng có thể trùng với usp - “đặc điểm bán hàng độc nhất" khiến 1 thương hiệu/sản phẩm chiếm lĩnh thị trường.
Đọc thêm: Chọn sản phẩm như thế nào để kinh doanh hàng độc?
Một khi đã xác định được điểm “đáng tiền nhất" này, việc của maketer là đánh bóng nó, nhắc đến nó mọi lúc mọi nơi, nhấn mạnh lên thành slogan, đưa vào thông tin highlight trong các nội dung quảng cáo….
2/ Hình ảnh phải xứng đáng với giá tiền
Khi “shopping" online, khách hàng không thể sờ, nắn, chạm vào sản phẩm cao cấp thật của bạn. Chỉ có thể nhìn qua hình ảnh, vì thế cách xử lý hình ảnh phải khiến cho khách hàng “đã mắt" nhất và cảm thấy số tiền bỏ ra là “xứng đáng" với giá trị họ nhận thấy qua hình ảnh.
Đừng tiếc tiền đầu tư vào hình ảnh bắt mắt, thiết kế sang trọng, nhìn vào đã thấy “sức nặng" thương hiệu. Đừng để khách hàng nhìn thấy những hình ảnh kém thẩm mỹ, hoặc khiến thương hiệu/sản phẩm bị “hạ giá" trong mắt khách hàng.
Đó là lý do nhiều thương hiệu chi tiền khủng cho các backround sang xịn cho các lookbook hoặc phải đưa được sản phẩm lên các sàn runway để lấy hình ảnh.
3/ Thương hiệu phải có "Gu" riêng
Không phải thương hiệu nào cũng cần có GU riêng, nhưng thương hiệu cao cấp nhất định phải có! Không có thương hiệu cao cấp nào lại trông na ná như một thương hiệu nào đó khác, hoặc phong cách “mờ nhạt" trong tâm trí người tiêu dùng. Hãy xác định một phong cách, ấn tượng độc đáo riêng về phần thẩm mỹ của thương hiệu (bao gồm thẩm mỹ của sản phẩm lẫn các ấn phẩm quảng cáo).
Vậy như thế nào là 1 thương hiệu có “GU"?
Là khi khách hàng nhìn thấy hình ảnh sản phẩm ở bất kỳ đâu, đã có thể nhận ra ngay đó là sản phẩm/thương hiệu của bạn mà không cần tìm tên hoặc logo để nhận định.
Gợi ý
Chăm sóc và tìm kiếm khách hàng hiệu quả hơn bao giờ hết bằng email Marketing
Tạo tài khoản miễn phí
4/ Khai thác quá trình tạo ra sản phẩm
Chắc chắn một điều rằng, mọi thương hiệu/sản phẩm cao cấp đều có một quá trình sáng tạo, thiết kế, sản xuất… đáng ngưỡng mộ! Thay vì nói quá nhiều về những gì bày ra trước mắt khách hàng, hãy cho họ biết một cách thật ấn tượng về quá trình tạo ra món đồ mà họ đang cầm trên tay!
Theo nhiều khảo sát, việc hiểu quá trình tạo ra sản phẩm cao cấp sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy món đồ họ đang sở hữu trở nên giá trị hơn. Từ đó tăng thêm chỉ số yêu thích thương hiệu, trung thành với thương hiệu hoặc tăng hiệu quả marketing truyền miệng.
5. Khuyến mại một cách có nghệ thuật
Khách hàng của những sản phẩm cao cấp, rõ ràng tiền không phải là thứ quan trọng nhất/ Họ cực ghét những chiêu trò khuyến mãi quá phổ thông như giảm giá, giảm %, trừ những dịp sale đặc biệt, còn lại cảm giá nó “rẻ tiền hoá" “bình dân hoá" thương hiệu. Nên việc khuyến mãi ra sao để kích cầu cho nhóm khách hàng này cũng phải thật tinh tế.
Một vài gợi ý nhỏ cho việc khuyến mãi kích cầu:
Chọn lý do khuyến mãi phải thật chính đáng
Hình thức khuyến mãi THÊM (quà tặng kèm, quà tri ân, bán theo bộ) thay vì BỚT (bớt tiền, bớt %)
Đưa các giá trị tích cực cho cộng đồng, xã hội vào khuyến mãi: bảo vệ môi trường, ủng hộ trẻ em nghèo, từ thiện cho các hoàn cảnh khó khăn ở các bệnh viện….
6/ Đặt thương hiệu cao cấp của bạn bên cạnh thương hiệu cao cấp khác
Đây là tips “dựa hơi" áp dụng với những thương hiệu cao cấp thực sự, nhưng vẫn chưa lọt top trong ngành hoặc có nhiều “ông lớn" hơn. Việc đơn giản để push danh tiếng thương hiệu là luôn đặt cạnh brand của bạn cạnh tên tuổi của các brand cao cấp đã được khẳng định kia trong những content mang tính thông tin chung về thị trường.
VD:
- Thương hiệu A (thương hiệu cao cấp nổi tiếng),B,C (thương hiệu của bạn) trong cuộc đua thị phần.
- Thương hiệu A,B,C chạy đua ra mắt bộ sưu tập mới (...) cho mùa Xuân Hè…
7/ Viết câu chuyện của Thương Hiệu
Nếu suy ngẫm một chút về các thương hiệu cao cấp trên thế giới và trong nước, chúng ta có thể thấy rằng, mỗi thương hiệu đều xây dựng cho mình 1 câu chuyện rất đặc biệt, thậm chí trở thành những “huyền thoại". Brand Story là chất liệu content “đắt giá" nhất mà mỗi thương hiệu cần xây dựng nếu muốn “bứt phá".
Những câu chuyện thương hiệu phổ biến thường gắn với những giấc mơ, quá trình sáng tạo, quá trình khởi nghiệp của Founder, và phải liên kết được với giá trị sản phẩm ở cả vật chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng tích cực đến nhóm khách hàng mục tiêu, hoặc rộng hơn.
8/ Để khách hàng Thượng Lưu nói về sản phẩm
Không có content nào tốt hơn content khách hàng nói về sản phẩm của bạn. Với các thương hiệu, sản phẩm cao cấp, phải làm thế nào để những khách hàng thượng lưu, nổi tiếng, có ảnh hưởng… dùng sản phẩm và để lại một vài bình luận hoặc hình ảnh. Chất liệu content này giá trị hơn tất thảy những câu từ bạn tự quảng cáo về mình. Vì thế nên nhiều thương hiệu cao cấp chi rất nhiều tiền để những Kols, Infulencer… để thực hiện các content pr hoặc nhờ mối quan hệ để lấy hình ảnh sử dụng sản phẩm từ các khách hàng thượng lưu khác.
9/ Không chạy theo các trend content rẻ tiền
Điều tối kỵ với các brand tự định vị mình là “cao cấp" thì phải biết giới hạn mình, không chạy theo những trào lưu “rẻ tiền" được lăng xê bởi những trang câu view nhảm nhí, hoặc các hiện tượng xã hội không lành mạnh.
Quà tặng: Công cụ gửi email xuất sắc 2023 Trải nghiệm miễn phí tại đây
Có thể bạn chưa biết: Nghệ thuật "Đu trend" sao cho hấp dẫn và đạt hiệu quả
10/ Những chiến dịch mang giá trị cộng đồng
Thời gian gần đây các giá trị cộng đồng rất được chú ý, thậm chí được đẩy thành những nội dung HOT trên social media.
Ví dụ như các trào lưu dọn rác #ChallengeForChange,sử dụng ống hút cỏ, bột, tre… thay thế ống hút nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon… đang lan rộng.
Thương hiệu nào nắm bắt được những trào lưu mang giá trị cộng đồng này và thúc đẩy lên thành các chiến dịch marketing, hoặc nhỏ hơn là đưa vào những content branding sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực không ngờ! Ví dụ thực tế nhất là thành công của Adidas với sản phẩm giày có nguyên liệu là rác thải nhựa từ biển. CEO của Adidas chia sẻ rằng họ đã bán sạch 1 triệu đôi giày trong 2017. Chắc chắn khách hàng phần nhiều là những công dân văn minh, yêu môi trường.
Sưu tầm: Bùi Lê Mỹ Dung / Cộng đồng Isocial