Quy trình triển khai kịch bản email và đo lường hiệu quả chiến dịch

Quy trình triển khai kịch bản email và đo lường hiệu quả chiến dịch

Lượt xem: 338

Có 2 loại chính của chiến dịch automation là: Chiến dịch nhỏ giọt (drip email marketing) và chiến dịch nuôi dưỡng (email nurturing)

  • Campaign nuôi dưỡng: cái này thì phức tạp hơn 1 chút, các nội dung gửi đến tệp target audience khác nhau, khơi gợi mối quan tâm và đương nhiên, cá nhân hoá và có tính chiến lược hơn campaign nuôi dưỡng được liên kết trực tiếp với drip campaign và các campaign khác khi bắt được insight tương ứng của lead thì đẩy vào. Sau đó, xác định nội dung phù hợp để follow up lead.
  • Drip campaign: minh hoạ cơ bản cho kịch bản tuyến tính, các đặc điểm cơ bản như được set up gửi đến 1 segmentation sẵn, với lịch trình cố định, ít hoặc không có các yếu tố cá nhân hoá. Loại chiến dịch này thường áp dụng cho các campaign giới thiệu về doanh nghiệp tới lead mới.
Kết hợp giữa ưu điểm của giao tiếp qua email với độ hiệu quả của automation có đến 72% user thích nhận ưu đãi qua email và email mà cá nhân hoá còn tăng chuyển đổi lên 6 lần (theo Campaign Monitor).
 

Cách xây dựng và quản lý chuỗi email automation

Chìa khoá ở đây là có sẵn một chiến lược hiệu quả cho chiến dịch content. Một khi đã có được kế hoạch content, chúng tacó thể bắt đầu các bước sau để triển khai:

1. Vạch ra luồng cho chiến dịch: sử dụng một lưu đồ để thể hiện ý tưởng cho từng chiến dịch email từ lúc bắt đầu đến kết thúc. 

2. Tổng hợp các tài nguyên: góp nhặt và biên soạn các tài sản cần thiết cho chuỗi, bao gồm các form, danh sách, CTA, landing page, và tất cả những yếu tố content chủ chốt cần thiết để chuyển lead qua lại giữa các điểm chạm (touch point). Các dạng content được sử dụng trong chuỗi cần được đồng nhất, hướng tới mục tiêu của chuỗi và hành trình khách hàng. Một vài dạng content có thể được kết hợp như: thông tin, training, các bài báo/blog, thông cáo báo chí, thông báo, chào hàng, FAQs.

3. Xác định các điểm trigger trong workflow: chọn các sự kiện chủ đạo để kích hoạt và vận hành chuỗi email tự động. Một vài ví dụ cho các điểm trigger như:
  • Một contact mới được thêm vào danh sách (cho một bài blog hoặc bản tin)
  • Điền và nộp form
  • Click
  • Tải tài liệu
  • Visit trang
  • Tần suất tương tác với thương hiệu (hoặc không tương tác sau một khoảng thời gian nhất định)
  • Mở email
  • Mua hàng
  • Opt-in (ví dụ như gated content)
  • Các sự kiện chuyển đổi (tỉ lệ chuyển đổi)
  • Gắn tag cho contact dựa trên những hành động cụ thể của user.
  • Liên hệ với team sales và hỗ trợ
  • Các cột mốc cụ thể (như sinh nhật hoặc ngày kỉ niệm)
  • Điều kiện tuỳ chỉnh

Gợi ý

Công cụ tạo chiến dịch Drip Email Marketing Automation, kéo thả dễ dàng
Tạo email miễn phí

4. Xác định điều kiện cho chuỗi: thiết lập điều kiện và tối ưu tag cho lead để giúp lọc và phân khúc lead dựa trên những tiêu chí nhất định. Ví dụ, có thể thêm lead vào một chuỗi cụ thể nếu họ đã xem một trang nào đó. Bạn cũng có thể loại lead khỏi chuỗi và thêm vào chuỗi khác dựa trên lịch sử mua hàng.

5. Thiết lập tần suất gửi email: xác định rằng bạn muốn truyền tải email bao xa. Điều nà phụ thuộc vào loại chuỗi email. Ví dụ, chuỗi email cho một người mới được thêm vào danh sách sẽ khác với chuỗi cho lead đã đăng ký bản dùng thử. Thực thi bước này một cách đúng đắn rất quan trọng - ae luôn muốn mang lại sự hữu ích và mới mẻ tới cho lead chứ không phải áp đảo họ.

6. Vận hành chuỗi email tự động: và bây giờ là lúc bắt đầu kế hoạch. Chiến lược đặt ra và để đó không giúp ích cho một chuỗi chiến dịch thành công. Đo lường kết quả và thực hiện bài test để kiểm tra cái nào hiệu quả và cái nào hiệu quả hơn. Hãy hướng tới sự cải thiện không ngừng.

7. Đo lường performance cho chuỗi email: đo lường độ hiệu quả của chuỗi email tự động. Dashboard trong Mautic cũng khá hiệu quả và hiểu được tổng quan chiến dịch và đo lường kết quả real-time trong nháy mắt. Các dữ liệu chính đo lường performance như:
  • Email gửi
  • Tỷ lệ mở
  • Tỷ lệ nhấp
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Tỷ lệ subscribe/unsubscribe
  • Giá trị trung bình của đơn hàng
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng
  • Tổng số contact đăng ký trong chuỗi
  • Các contact hoạt động trong chuỗi
  • Tổng contact hoàn thành chuỗi

Chia sẻ Trần Đình Chinh

 

Block blog

Không biết gì vẫn có thể thiết kế web sau 3 giờ

Khóa học thiết kế web, blog và landing page dành cho startup, marketer, designer và developer