Game hóa là gì ? 7 bước áp dụng game hóa cho bất kỳ ai

Game hóa là gì ? 7 bước áp dụng game hóa cho bất kỳ ai

Lượt xem: 473

I. Game hóa là gì ?

Trò chơi điện tử ứng dụng hóa hay còn gọi tắt là Game hóa (tiếng Anh: Gamification) một thuật ngữ về một xu hướng quản lý mới, cho phép doanh nghiệp, các công ty đưa các ứng dụng trong công việc ngoài đời thực vào trong một trò chơi nhằm giúp mọi người tìm hiểu, nghiên cứu và chơi để tăng năng suất làm việc.

II. Bảy bước áp dụng game hóa cho bất kỳ ai

Bước 1:
game hóa là gì và cách áp dụng
Lời khuyên cho đa số trường hợp ứng dụng Game hoá, đó là hãy bắt đầu bằng một hệ thống điểm (point system). Lợi thế nhãn tiền của một hệ thống điểm là cung cấp cho đối tượng một dạng phần thưởng nhỏ, giúp cho đối tượng dễ dàng hình dung thấy rằng mỗi hành động ngắn hạn của họ đều mang lại cho họ một lợi ích nhìn thấy được nào đó, thay vì chỉ cắm đầu vào làm và không biết bao giờ mới thu được quả chín. Điều này khiến cho đối tượng có được động lực để tiếp tục thực hiện các hành động tiếp theo.

Bước 2:
game hóa là gì và cách áp dụng
Mỗi sản phẩm hay dịch vụ đều được hình thành nên bởi những hoạt động, và trong số các hoạt động đó bao gồm những sự tương tác (interaction) của đối tượng mà chúng ta đang nhắm đến (khách hàng, người học, v.v.) Và điều kiện đầu tiên mà chúng ta cần có, đó là chia các tương tác của đối tượng ra thành một chuỗi nhiều bước khác nhau. Đây có lẽ là việc mà bất cứ ai khi làm một sản phẩm hay lên kế hoạch làm dịch vụ cũng đều phải có sự chuẩn bị kỹ càng rồi nên có thể nói đây không phải là một bước quá khó.

Bước 3:
game hóa là gì và cách áp dụng
Ta hình dung một ví dụ trong lớp học online như sau: Khi người học hoàn tất thủ tục đăng ký và vào lớp, bạn tặng ngay cho họ 5 điểm. Người học sẽ nhìn thấy một pop-up thông báo rằng họ đã nhận được 5 điểm, và giải thích cho họ biết số điểm này để làm gì. (VD: để thông báo tiến trình của họ, để sau này quy đổi ra các lợi ích khác nhau, v.v.) Đảm bảo rằng họ đạt được 5 điểm đầu tiên này một cách cực kỳ dễ dàng, vì đây chính là tác nhân để họ ghi được cách hoạt động của hệ thống vào trong tiềm thức và cho phép nó trở thành yếu tố tạo động lực cho họ.

Bước 4:
game hóa là gì và cách áp dụng
Sau đó, mỗi khi người học thực hiện được một tác vụ đáng kể, hoặc hoàn thành một đơn vị học (learning unit), chúng ta tặng cho họ 5 điểm (hoặc một số điểm tương ứng với công sức mà họ bỏ ra—tuy nhiên cần cố gắng giữ ở mức độ vừa phải; VD: 10-15 điểm tối đa.) Và tất nhiên là vẫn có thông báo cho họ (kèm với hình ảnh bắt mắt.)

Bước 5: 
game hóa là gì và cách áp dụng
 
Sau khi người học hoàn thành khoảng 1-2 tác vụ có thưởng điểm, họ bước sang tác vụ tiếp theo. Tại đây, bạn cần thông báo cho họ biết là họ đã đi được nửa chặng đường để đạt được một cột mốc có thưởng lớn (bonus). Phần thưởng có thể là một lượng điểm lớn, cheatsheet, webinar, material nào đó, v.v. miễn đó là một phần thưởng có giá trị thực với đối tượng và đồng thời không tốn kén quá nhiều chi phí cho bạn.

Bonus: Đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn bổ sung một số tương tác nhỏ, không bắt buộc (optional) nhưng vẫn có thưởng tại đây để vừa mang tính kích thích người học tương tác, vừa đem lại cho bạn một lợi ích nào đó (VD: share khoá học này cho bạn bè để nhận 5 điểm.)

Bước 6: 
game hóa là gì và cách áp dụng

Khi người học hoàn thành 1-2 tác vụ có thưởng điểm tiếp theo và chạm được tới cột mốc có thưởng lớn, hãy thông báo cho họ rằng họ đã được trao phần thưởng. Đồng thời, hãy cho họ biết các thông tin về hiệu suất (performance) của họ trong quá trình tương tác vừa rồi. Thông tin hiệu suất này có thể được biểu thị bởi một mức đánh giá nào đó (VD: 1-5 sao, cấp độ D-C-B-A-S, v.v.) Và các đánh giá này sẽ được quyết định dựa trên các thông tin về hiệu suất của họ (VD: thời gian hoàn thành, số lượng những tương tác họ đã thực hiện, có thực hiện đầy đủ hết tất cả các tương tác không bắt buộc hay không, v.v.)

Bước 7:
game hóa là gì và cách áp dụng
Hệ thống điểm là một hệ thống vô cùng đơn giản để thực hiện nhưng cũng đem lại hiệu quả rất cao và rất nhanh. Có thể khi nghe nhắc tới Game hoá, bạn đã nghĩ ngay đến cả một hệ thống điểm, huy hiệu và xếp hạng (Points, Badges & Leaderboard). Nhưng trên thực tế thì chúng ta không cần thiết phải có ngay một hệ thống PBL phức tạp, mà chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu với chỉ một hệ thống điểm đơn giản. Sau đó nếu có muốn mở rộng hệ thống Game hoá thì có thể vừa đánh giá tình hình vừa thực hiện dần.
 
Nguồn: Fanpage Ludo Lab
 

Block blog

Bài viết liên quan

Không biết gì vẫn có thể thiết kế web sau 3 giờ

Khóa học thiết kế web, blog và landing page dành cho startup, marketer, designer và developer