Lộ trình học UI Design cho Graphic disigner hiệu quả năm 2019
Lượt xem: 436
Với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực Digital Marketing & eCommerce, mỗi doanh nghiệp đều cần website hoặc nâng cao hơn là ứng dụng di động để giao tiếp với khách hàng mỗi ngày. Chưa kể xu hướng sử dụng di động của ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu về giao diện và trải nghiệm người dùng được đặt lên hàng đầu. Và đó chính là đất diễn không thể thiếu cho các designer muốn theo đuổi và phát triển sự nghiệp. Có nhiều bạn thắc mắc học UX/UI Design như thế nào? Túi tiền hạn hẹp thì có tự học được không? Tự học thì khó khăn gì? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong nội dung bài đọc dưới đây.
1/ MỞ ĐẦU
Đầu tiên, bạn cần xác định kết quả của việc học của bạn là gì? Có thể xử lý các yêu cầu thiết kế UI ở công ty hiện tại và có đãi ngộ tốt hơn? Xa hơn là chuyển một công việc mới?Thứ hai, khi bạn học một thứ gì đó thì lý do lớn nhất khiến bạn bỏ ngang, không hoàn thành là bạn mất đi động lực học tập. Hãy kiên định với mục tiêu của bạn, đặc biệt là nếu thu nhập có thể tăng lên thì phải bỏ công bỏ sức thì túi tiền mới rủng rỉnh được. Không tự nhiên mà tự nhiên túi tiền rủng rỉnh.
Thứ ba, bài viết này đúc kết từ quá trình học tập và làm việc của UI Designer giỏi giúp nhiều bạn tăng thu nhập trong cái nghề này nên bạn cứ yên tâm là có người đã làm chuột bạch rồi.
Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
2/ BẮT ĐẦU VỚI COPYWORK
Copywork là cái gì nhỉ? Có phải là tập viết copy không? Dạ không, đó là việc bạn chép lại design của người khác. Bạn thấy một design đẹp trên mạng, bạn lấy về và tập bắt chước y chang design đó. Đơn giản vậy thôi! Việc này đâu đó nên diễn ra trong khoảng 2 tuần tới 1 tháng. Số lượng copy khoảng 20-30. Đây là giai đoạn siêu siêu chán. Vì bạn như một thanh niên tay to hơn là một người có đầu óc sáng tạo. Tin mình đi, nó đáng giá đấy.
Bài viết về cách tự học design bằng tiếng Anh phổ biến nhất là của Karen. Karen có đề cập việc đầu tiên khi bạn học nên là quan sát. Mình đẩy việc này nên một bậc nữa là không chỉ quan sát không thôi, các bạn cần thật sự bắt tay vào làm. Nó giúp cho các bạn mấy thứ:
- Tập quan sát các thiết kế đẹp để tìm điểm chung tại sao chúng được đánh giá cao. Hài hòa về màu sắc? Sắp xếp bố cục hợp lý? Phân cấp rõ ràng? ...
- Làm quen với công cụ thiết kế
- Đối mặt với chuyện file thiết kế là một mớ layer tùm lum tùm la nên sẽ tìm cách gom nhóm lại để quản lý tốt hơn.
Chú ý đừng publish mấy cái này như là bạn tự sáng tạo ra nhé. Nó là cách để bạn học thôi.
Bài viết về cách tự học design bằng tiếng Anh phổ biến nhất là của Karen. Karen có đề cập việc đầu tiên khi bạn học nên là quan sát. Mình đẩy việc này nên một bậc nữa là không chỉ quan sát không thôi, các bạn cần thật sự bắt tay vào làm. Nó giúp cho các bạn mấy thứ:
- Tập quan sát các thiết kế đẹp để tìm điểm chung tại sao chúng được đánh giá cao. Hài hòa về màu sắc? Sắp xếp bố cục hợp lý? Phân cấp rõ ràng? ...
- Làm quen với công cụ thiết kế
- Đối mặt với chuyện file thiết kế là một mớ layer tùm lum tùm la nên sẽ tìm cách gom nhóm lại để quản lý tốt hơn.
Chú ý đừng publish mấy cái này như là bạn tự sáng tạo ra nhé. Nó là cách để bạn học thôi.
3/ LÀM THỨ GÌ ĐÓ NHO NHỎ CỦA RIÊNG MÌNH
Lúc này, bạn đã rất rất muốn làm những thứ của riêng mình. Bạn muốn chứng minh mình không phải là một thanh niên tay to mà là một người vô cùng sáng tạo. Để bắt đầu, bạn có thể đi từ những đề bài đơn giản như thiết kế trang bán hàng, thiết kế form login ... rồi nâng cao hơn là flow 2-3 màn hình như một to-do app. Các đề này các bạn tự nghĩ ra hoặc có thể lên dailyui.com để mỗi ngày nhận được một đề. 90% những bạn khi bắt tay vào làm sẽ vỡ mộng: "mình thiết kế xấu kinh dị" . Bạn cứ bình tĩnh, đừng nản chí, đó là dấu hiệu bình thường. Hãy đối chiếu thiết kế của mình với những thiết kế đẹp hơn để biết mình còn chưa bằng họ điểm nào để bạn tập sửa dần.
Hiệu quả nhất thì bạn nên kiếm một anh chị đi trước giúp bạn sửa chữa những lỗi sai trong giai đoạn này. Những design sau khi chỉnh sửa bạn bắt đầu có thể đưa vô portfolio được rồi. Xin chúc mừng vì những thành tựu đầu tiên. Giai đoạn này nên kéo dài 1 tháng với khoảng 15-20 UI Design
Hiệu quả nhất thì bạn nên kiếm một anh chị đi trước giúp bạn sửa chữa những lỗi sai trong giai đoạn này. Những design sau khi chỉnh sửa bạn bắt đầu có thể đưa vô portfolio được rồi. Xin chúc mừng vì những thành tựu đầu tiên. Giai đoạn này nên kéo dài 1 tháng với khoảng 15-20 UI Design
4/ LÀM CẢ MỘT PROJECT THIẾT KẾ
Bạn đã tự tin với kĩ năng của mình. Tới lúc để bạn bước vào những thử thách lớn hơn một chút: bạn sẽ làm nguyên cả một project đầy đủ. Ví dụ một website bán hàng đầy đủ chức năng, một ứng dụng dự báo thời tiết v.v.
Một trong những cách tiếp cận phổ biến nhất là redesign một ứng dụng đang có. Cá nhân mình nghĩ đây là một cách vô cùng tốt để bắt đầu tiếp cận với việc làm một project đầy đủ. Bạn sẽ bắt đầu làm quen với những thứ như wireflow, user journey v.v.
Giả sử bạn làm redesign Facebook nè chẳng hạn. Bạn thiết kế lại xong Newsfeed và trang Profile. Bạn nghĩ là bạn đã xong. Chưa đâu, còn trang search, còn trang của một page, còn trang của một group, còn view của một bài post, còn view của một bài post dạng livestream v.v.. Có cả tỉ trường hợp có thể xảy ra. Hãy cố gắng thiết kế lại hết, thật đầy đủ để có một cái nhìn toàn diện về một sản phẩm.
Hay giả sử bạn thiết kế lại app be thì bạn cũng nên để ý vẫn còn có cả app tài xế nữa nhé
Giờ thì bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn. Hãy thử clear mind và làm một dự án từ đầu. Ví dụ làm một sàn trao đổi crypto currencies chẳng hạn? Bạn chưa xài bao giờ thì sao làm? Công việc thực tế cũng vậy đó, sếp sẽ giao cho bạn những cái bạn chưa làm bao giờ? Hãy tập làm quen.
Trước tiên thì bạn cứ thử tìm hiểu một trang trao đổi như vậy thì có những gì? Thậm chí nạp tiền chơi thử? Hỏi trong network bạn bè của mình có ai chơi không? Họ sẽ giúp bạn tìm hiểu ít nhiều... Nhớ ghi chú lại đống thông tin bạn thu thập được: screenshot, memo khi nc với bạn bè...whatever, cứ ghi lại
Khi có kiến thức cơ bản rồi thì bắt tay vào thử dựng khung lên trước. Nếu có điều kiện hãy nhờ bạn bè xài thử xem họ có hiểu không? Họ có thấy hợp lý không? Bạn tiếp tục chỉnh sửa rồi lại hỏi họ thôi. Tới khi ổn rồi thì tinh chỉnh, màu mè cho đẹp. Hãy lưu tất cả các bản lại nhé từ final-design tới final-final-final-final...-final-design.
Lúc này mới tới phần hay nhứt là bạn viết về nó, lôi tất cả đống tư liệu bạn có. Cứ viết chân thật những gì bạn đã trải qua và publish lên đâu đó, group này chẳng hạn. Bạn thêm một phần cuối là những điều bạn học được qua project đó. Cứ như vậy như vậy, bạn sẽ trưởng thành hơn, có cái nhìn sâu sắc hơn.
Hãy cố gắng làm càng nhiều project có thể. Khi tự tin hơn, có thể xin làm một số project không công để có thêm góc nhìn thực tế. Mình cũng vậy, nhiều dự án mình làm miễn phí nhưng đổi lại học được rất nhiều từ dự án đó. Đừng nghĩ tới tiền bạc sớm quá, nó không giúp bạn đi xa đâu.
Một trong những cách tiếp cận phổ biến nhất là redesign một ứng dụng đang có. Cá nhân mình nghĩ đây là một cách vô cùng tốt để bắt đầu tiếp cận với việc làm một project đầy đủ. Bạn sẽ bắt đầu làm quen với những thứ như wireflow, user journey v.v.
Giả sử bạn làm redesign Facebook nè chẳng hạn. Bạn thiết kế lại xong Newsfeed và trang Profile. Bạn nghĩ là bạn đã xong. Chưa đâu, còn trang search, còn trang của một page, còn trang của một group, còn view của một bài post, còn view của một bài post dạng livestream v.v.. Có cả tỉ trường hợp có thể xảy ra. Hãy cố gắng thiết kế lại hết, thật đầy đủ để có một cái nhìn toàn diện về một sản phẩm.
Hay giả sử bạn thiết kế lại app be thì bạn cũng nên để ý vẫn còn có cả app tài xế nữa nhé
Giờ thì bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn. Hãy thử clear mind và làm một dự án từ đầu. Ví dụ làm một sàn trao đổi crypto currencies chẳng hạn? Bạn chưa xài bao giờ thì sao làm? Công việc thực tế cũng vậy đó, sếp sẽ giao cho bạn những cái bạn chưa làm bao giờ? Hãy tập làm quen.
Trước tiên thì bạn cứ thử tìm hiểu một trang trao đổi như vậy thì có những gì? Thậm chí nạp tiền chơi thử? Hỏi trong network bạn bè của mình có ai chơi không? Họ sẽ giúp bạn tìm hiểu ít nhiều... Nhớ ghi chú lại đống thông tin bạn thu thập được: screenshot, memo khi nc với bạn bè...whatever, cứ ghi lại
Khi có kiến thức cơ bản rồi thì bắt tay vào thử dựng khung lên trước. Nếu có điều kiện hãy nhờ bạn bè xài thử xem họ có hiểu không? Họ có thấy hợp lý không? Bạn tiếp tục chỉnh sửa rồi lại hỏi họ thôi. Tới khi ổn rồi thì tinh chỉnh, màu mè cho đẹp. Hãy lưu tất cả các bản lại nhé từ final-design tới final-final-final-final...-final-design.
Lúc này mới tới phần hay nhứt là bạn viết về nó, lôi tất cả đống tư liệu bạn có. Cứ viết chân thật những gì bạn đã trải qua và publish lên đâu đó, group này chẳng hạn. Bạn thêm một phần cuối là những điều bạn học được qua project đó. Cứ như vậy như vậy, bạn sẽ trưởng thành hơn, có cái nhìn sâu sắc hơn.
Hãy cố gắng làm càng nhiều project có thể. Khi tự tin hơn, có thể xin làm một số project không công để có thêm góc nhìn thực tế. Mình cũng vậy, nhiều dự án mình làm miễn phí nhưng đổi lại học được rất nhiều từ dự án đó. Đừng nghĩ tới tiền bạc sớm quá, nó không giúp bạn đi xa đâu.
5/ XIN VIỆC
Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm một cái gọi là portfolio. Hãy chọn những bức bạn ưng ý nhất bỏ vào. Nếu có bài viết, hãy trân trọng đính kèm vào hoặc xin được kể về nó khi phỏng vấn. Nó sẽ giúp bạn ghi điểm rất nhiều với nhà tuyển dụng. Không nhà tuyển dụng nào thích cộng tác với máy chém gió đâu. Họ thích người bắt tay vào làm thực hơn.
6/ LỜI KẾT
Lý thuyết thì rất hay nhưng không phải ai cũng commit tới cùng để đạt được thành công. Thái độ và quyết tâm của bạn chiếm phần lớn quyết định thành công. Hãy kiên định và chăm chỉ!
Nguồn: Tony Le/ Vietnam UX/UI Designers
Quay về
Block blog
Bài viết liên quan
08/01/2019
24/05/2017