44 thuật ngữ email marketing cần biết
Email marketing là một phần quan trọng trong chiến lược inbound marketing, nhưng nếu bạn vẫn còn ở mức “nhập môn”, thì chắc chắn bạn sẽ bị bối rối. Ngay cả với những người có kinh nghiệm trong email marketing, thì họ vẫn phải thường xuyên cập nhật những kiến thức và thuật ngữ mới để phục vụ tốt hơn trong công việc. Thủ thuật Marketing cập nhật những thuật ngữ email marketing từ nguồn Hubspot và được dịch lại bởi 1 số website marketing tại Việt Nam. Bạn có thể bookmark lại trang này để tham khảo khi cần thiết.
44 thuật ngữ email marketing cần biết
– A –
Acceptable Spam Report Rate: Tỉ lệ mà tại đó bạn có thể bị thông báo là SPAM nhưng không ảnh hưởng đến uy tín của nhà cung cấp dịch vụ. Nếu tỉ lệ đó trên 0,1% (1 trên 1000 email) thì sẽ nhận được một cảnh báo.
Acceptance Rate: Tỷ lệ phần trăm số email được các máy chủ gửi email chấp nhận. Nếu một email được máy chủ email chấp nhận không có nghĩa là nó sẽ được vào mục Inbox.
– B –
Blacklist: Là một danh sách chứa các địa chỉ IP được xem như là những IP của Spamer, gây trở ngại đến việc chuyển phát email.
Bounce Rate: Tỷ lệ các email của bạn không được chuyển phát (bị trả lại). Có hai loại (xem bên dưới). Tỷ lệ bounce rate chấp nhận được là dưới 5%
Bulk Mail: Chỉ một chiến dịch email marketing với quy mô lớn, gửi cùng một nội dung đến một phân khúc (đối tượng) khách hàng.
– C –
CAN-SPAM: là từ viết tắt của cụm từ “Controlling the Assault of Non-Solicited Pornography And Marketing Act of 2003″. Đây là một đạo luật đưa ra những quy định dành cho những email có mục đích thương mại, nội dung của những email đó, quyền từ chối nhận email của người nhận được email và các hình phạt nếu vi phạm đạo luật trên.
Clicks Per Delivered: Là tỷ lệ phần trăm số lần nhấp chuột trên số lượng email gửi đi nhất định.
Clicks Per Open: Là tỷ lệ phần trăm số lần nhấp chuột trên số lần mở email
CPM (Cost Per Thousand): Trong email marketing, CPM thường đề cập đến chi phí thuê danh sách địa chỉ email 1000 người. Ví dụ: Chi phí bạn thuê một danh sách địa chỉ email là 250.000đ CPM có nghĩa là bạn phải cchi 250đ cho một địa chỉ email.
CTR (Click-Through Rate): là tỉ lệ phần trăm (số lầ nhấp chuột duy nhất, không trùng lắp trên số lần mở email) của người nhận nhấp chuột vào một liên kết được chèn trong email.
Conversion Rate: Là tỷ lệ phần trăm người nhận có hành động cụ thể sau khi xem email như là truy cập vào website, gọi điện đến đặt hàng hay trả lời email,… trong một chiến dịch email marketing. Đây là chỉ số quan trọng đánh giá sự thành công của chiến dịch email marketing.
– D –
Dedicated IP: Trong email marketing, nó đề cập đến địa chỉ IP mà bạn sử dụng để gửi email marketing
Double Opt-In: Chỉ cách mà bạn nên sử dụng để xây dựng danh sách email, nó yêu cầu người đăng ký nhận email phải xác nhận bằng cách nhấp vào liên kết trong email xác nhận hoặc phản hồi email nhận được theo một số cách khác.
– E –
Email Campaign: Một email hoặc một loạt email được thiết kế để hoàn thành một mục tiêu marketing.
Email Filter: Một kỹ thuật được sử dụng để chặn email dựa trên người gửi, tiêu đề hay nội dung email.
Email Sponsorships: Chỉ việc mua không gian quảng cáo trong email newsletter (bản tin điện tử) hoặc tài trợ cho một hay nhiều bài viết.
– F –
False positive: chỉ việc một email hợp pháp bị chặn bởi các bộ lọc nhận thư hoặc bị xem là thư rác.
– H –
Hard Bounce: chỉ việc chuyển phát một email không thành công do địa chỉ email không tồn tại, không hợp lệ hoặc bị chặn.
Honey Pot: là một email được tạo nên từ một tổ chức nhằm chống lại spam,khi spamer gửi email, nó sẽ xác định người gửi là spamer [hay Honey Pot là một hệ thống tài nguyên thông tin được xây dựng với mục đích giả dạng đánh lừa những kẻ sử dụng và xâm nhập không hợp pháp, thu hút sự chú ý của chúng, ngăn không cho chúng tiếp xúc với hệ thống thật].
House List (or Retention List): Đây là một “tài sản” giá trị cho công việc email marketing của bạn. Nó là một danh sách được xây dựng một cách hợp pháp, có sự đồng ý của người nhận, nên bạn có thể xây dựng nên những danh sách riêng dựa trên nó.
HTML Email: Chỉ email được thiết kế bằng ngôn ngữ HTML. Bạn có thể sáng tạo cho mình những email tuyệt đẹp bằng HTML.
– I –
IP Warmup: Gửi email với số lượng tăng dần đối với một địa chỉ IP, đều đó sẽ giúp xây dựng lòng tin đối với địa chỉ IP đó.
– L –
Landing Page: Một landing page, đôi khi còn gọi là một lead capture page – trang “dẫn tới”/ trang đích đến, là một trang xuất hiện khi có một khách hàng tiềm năng click chuột vào đường link trong email. Trang này cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ nhằm thúc đẩy một hành động cụ thể từ khách hàng.
Levels of Authentication: Một cách thiết lập danh tính của người gửi, và đảm bảo người gửi được phép gửi từ một tên miền nhất định.
List Segmentation: Lựa chọn và phân khúc danh sách khách hàng mục tiêu. Một List Segmentation có nghĩa là chiến dịch email marketing của bạn sẽ nhắm đúng mục tiêu hơn. Do đó, tỉ lệ phản hồi sẽ cao hơn, ít khách hàng hủy đăng ký hơn và ít báo cáo thư rác hơn.
– O –
Open Rate: Tỷ lệ các email được mở trong một chiến dịch email marketing hoặc tỷ lệ phần trăm email được mở trong tổng số email được gửi đi.
Opt-In (or Subscribe): Tham gia hoặc đăng ký vào một danh sách email, để nhận được thông tin mới qua email bằng cách cung cấp địa chỉ email của bạn cho một trang web cụ thể, một công ty hay cá nhân, do đó họ có quyền gửi email cho bạn.
Opt-Out (or Unsubscribe): Hủy đăng ký. Bạn không muốn nhận thêm thông tin qua email từ người gửi nữa, và yêu cầu loại bỏ email của bạn khỏi danh sách mà bạn đã đăng ký. Đây là yêu cầu bắt buộc phải có trong mỗi email bạn gửi.
– P –
Personalization: Cá nhân hóa nội dung email gửi đi dựa trên thông tin mà bạn biết. Chẳng hạn như tên người nhận, lịch sử mua hàng, hay một thông tin nào đó có tính duy nhất đối với mỗi người nhận.
Physical Address: Địa chỉ thực. Địa chỉ cụ thể của những công ty gửi email, thường nằm ở phía dưới cùng của email. Nó là một yêu cầu bắt buộc cho tất cả các chiến dịch email marketing.
Plain Text Email: Một email dạng văn bản đơn thuần, không có HTML. Bạn nên luôn luôn cung cấp cả hai tùy chọn cho khách hàng, có thể nhận bằng HTML hoặc thuần văn bản.
Privacy Policy: Chính sách bảo mật. Một mô tả rõ ràng về chính sách của một website hay một công ty về việc sử dụng thông tin thu thập được từ người dùng và những gì họ được làm cũng như không được làm với những thông tin thu thập được.
– R –
Read or Open Length: Thời gian từ khi người dùng mở đến khi đóng email.
Rental List (or Acquisition List): Danh sách cho thuê. Là một danh sách các khách hàng tiềm năng hoặc một phân khúc khách hàng đã được chọn để nhận thông tin về một chủ đề nhất định, thường là về nghề nghiệp, vấn đề quan tâm hoặc thông tin về nhân khẩu học.
– S –
Sender Score: Một dịch vụ miễn phí của Return Path, giúp đánh giá uy tín địa chỉ IP của các máy chủ gửi Email từ 0 -100. Trên 90 là tốt.
Shared IP: Một lựa chọn nhằm tiết kiệm chi phí so với việc bạn sử dụng riêng một địa chỉ IP. Đây là một địa chỉ IP dùng chung để gửi email.
Signature File: Một khẩu hiệu hoặc một khối văn bản ở phần cuối của email, cung cấp thêm thông tin người gửi, thông tin về công ty, địa chỉ thực, thông tin liên lạc, và một số thông tin khác.
Single Opt-In: Chỉ có một danh sách duy nhất, người dùng không thể lựa chọn cho những mục đích cụ thể của mình khi đăng ký nhận thông tin qua email và cũng không yêu cầu xác nhận đăng ký qua email. Nên người đăng ký có thể không phải là người sở hữu địa chỉ email đó. Đây không phải là cách hay để xây dựng danh sách email.
Soft Bounce: Email bị trả lại do chuyển phát không thành công, do một vấn đề tạm thời như hộp mail đã đầy (không thể nhận thêm email) hoặc máy chủ bị mất kết nối (không có sẵn hoặc không hoạt động).
Spam or UCE (Unsolicited Commercial Email): Em gửi đến một người nào đó không đăng ký nhận email hoặc không có quyền gửi email đến người gửi. Hơn 90% email gửi đi được phân loại là thư rác.
Spam Cop: Một dịch vụ phát tán thư rác. Họ cung cấp công cụ để thu thập địa chỉ email và gửi email đến những địa chỉ đó.
Spam Trap: Theo bản tin của THE WHATIS.COM WORD-OF-THE-DAY (9.4.2002) thì từ này dùng để chỉ cùng một lúc hai hiện tượng trái ngược nhau, như giải thích dưới đây:
1. “Bẫy lừa (khách hàng) nhận spam”: Khi bạn đăng ký mua bán hoặc tham gia vào một nhóm trao đổi thư từ qua mạng, bạn thường phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến (online form). Dựa trên tâm lý của đa số mọi người là khi điền form thường không đọc kỹ, các công ty thường hay láu cá cho vào ở phần cuối mẫu đơn câu hỏi là liệu người điền form có muốn nhận các thông tin về sản phẩm v.v. của công ty hay không, và cài đặt sẵn lựa chọn mặc định là “muốn” (yes). Tất nhiên nếu bạn bình tĩnh đọc tới cùng thì bạn có thể đổi lựa chọn mặc định sang lựa chọn của chính bạn, tức trả lời là “không muốn” (no). Nhưng thường thì người ta ít khi đọc kỹ như thế, cho nên nếu bạn chỉ đọc sơ, click ào ào và gửi đi cho xong thì ôi thôi bạn sập bẫy rồi đó, cứ chuẩn bị tinh thần mà nhận mỗi ngày vài ba chục cái spam!
2. “Bẫy chặn spam”: Một nghĩa khác của cụm từ “spam trap” là chỉ phần mềm lọc “spam” (còn gọi là “bộ lọc”, tiếng Anh là filter), bằng cách chặn lại tất cả những địa chỉ email mà ngưòi ta biết là chuyên gửi “spam”. Một số công ty cung cấp dịch vụ Internet dùng những bộ lọc như vậy để chặn bớt các “spam” từ các nơi gửi đến cho khách hàng của mình. Các phần mềm thư điện tử như Outlook Express hay Eudora cho phép người sử dụng cài đặt bộ lọc dựa trên địa chỉ e-mail muốn chặn, hoặc thậm chí chỉ cần một phần của địa chỉ e-mail nào đó.
SPF: Viết tắt của cụm từ ’Sender Policy Framework’. Đó là một bản ghi DNS, cho biết người sở hữu một địa chỉ IP hoặc tên miền (domain) gửi email.
– W –
Whitelist: Một danh sách “trắng” bao gồm các địa chỉ IP được phép gửi email đến người nhận.
(Nguồn: thuthuatmarketing.com)