Xu hướng Facebook 2020 và những thay đổi quan trọng trong tháng 3 tới
Điểm này có lợi cực kỳ cho Agency và Branding, vì ngân sách nhóm được phân bổ mạnh nhất sẽ là nhóm mà "Facebook đánh giá" là tốt. Cái này làm cho các Agency đỡ mệt hơn nhiều và các chiến dịch chạy Viral, Brand, nhận diện sẽ được ưu tiên phân phối đã hơn.
Tuy nhiên, cũng có điểm bất lợi với anh em làm Optimize hay các bác bán hàng qua kênh Facebook phụ thuộc vào chạy Ads. Vì các nhóm đc "FB đánh giá" là tốt nó khác hoàn toàn các bạn đánh giá.
Các bạn cần khách hàng, cần data, cần đơn, cần cmt, inbox... nhưng Facebook sẽ ưu tiên phân phối không theo ý này. Gần như ít khi chọn nhóm ngon nhất về data để phân phối mạnh cho các bạn.
2. Tỉ lệ chồng chéo sẽ mạnh hơn, cạnh tranh khốc liệt hơn
Nếu bạn cho nhiều nhóm quảng cáo để Facebook tìm nhóm tốt do "Facebook đánh giá" thì kết quả vẫn chỉ được một thằng được dồn tiền. Nhưng các thằng còn lại và thằng đc dồn tiền sẽ đấm nhau vỡ mồm khi cạnh tranh tệp.
Nếu bạn cho ít nhóm thì Facebook méo cần tối ưu, vậy là chạy dò tiếp, và bạn méo thể hiểu được vì sao quảng cáo tốt, vì sao SML... lúc đó là phải "Nhờ cô thương" hay "do Facebook update" nên sếp đừng chửi em.
3. Các Target sẽ có thêm 1 ít cụ thể về mối quan tâm, hành vi.
Nhưng đồng thời 1 vài target ngon sẽ bị bỏ đi. Cuộc sống của AE chạy theo Insight sẽ khổ vì phải tìm lại, cày lại.
4. Cuộc chiến giữa TEAM tài khoản và TEAM Insight sẽ nặng hơn. Nhưng vẫn tin TEAM Insight vẫn ổn...
5. Các vụ test về Xếp hạng, đánh giá sẽ đc đưa lên chính thức hàng loạt
6. Minh bạch quảng cáo giữa User và nhà quảng cáo càng nhiều hơn và cũng là cơ hội của dân SPY ngon hơn.
7. Mong chờ Marketplace.
Vụ này anh em nên chuẩn bị nhiều thứ sẽ rất ngon, nếu kết hợp với vụ SEO fanpage + hagtag sẽ rất đã
8. Facebook thay đổi quá trình máy học
Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả, sự ổn định, ngân sách...
Kèm với đó, dự đoán xu hướng Facebook năm 2020 sẽ tập trung vào các yếu tố sau (chia sẻ từ Facebook Phùng Thái Học):
1. Facebook Stories
Có thể bạn sẽ bất ngờ với số liệu hiện nay: Facebook Stories đã có trên 500 triệu người sử dụng và 1 tỉ lượt đăng tải hàng ngày. Mặc dù đa số doanh nghiệp chưa từng để ý đến, Mark Zuckerberg đã nghĩ rằng Facebook Stories sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của Social Media. Có nhiều lý do để Mark đưa ra nhận định này, nhưng chúng ta có thể tập trung vào 2 gạch đầu dòng:
- Khả năng update nhanh: việc chia sẻ trên Newfeed quá chật chội khiến người dùng không cảm thấy họ được quan tâm. Khi đăng tải một thông tin lên Stories, tin đó sẽ được cập nhật gần như ngay lập tức đến bạn bè đang online. Người dùng có xu hướng coi Stories như một Newfeed thứ 2 để cập nhật liên tục cuộc sống hàng ngày.
- Sự tạm thời: thực tế rằng, nhiều người dùng thích việc bài đăng của họ không tồn tại lâu, qua đó họ có thể thể hiện những góc rất nhỏ của cuộc sống. Một cảm xúc, một suy nghĩ chỉ đúng trong một khoảng thời gian nhất định. nếu đăng tải lên newfeed, người dùng sẽ phải xem lại những thứ ngớ ngẩn họ đăng dài dài.
Hãy lưu ý đến Facebook Stories khi quản trị Fanpage nhé. Có một số đầu việc cần phải lên kế hoạch cụ thể là:
- Đăng cái gì
- Tần suất đăng
- Các ý tưởng sáng tạo mà bạn muốn thử
- Ngân sách mà bạn có thể dành cho hoạt động mới này
Một số loại nội dụng bạn nên thử trong Facebook Stories:
- Nội dung hậu trường
- Hướng dẫn sử dụng sản phẩm
- Tường thuật các sự kiện
- Ảnh sản phẩm
- Ảnh khách hàng
- Kể chuyện bằng series ảnh
- ….
Hãy nhớ rằng mọi người chia sẻ Stories để thể hiện bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Thương hiệu cũng tương tự, hãy đảm bảo rằng bạn đăng đa dạng nội dung giữa Newsfeed và Stories của mình.
2. Livestream tương tác
Không nằm ngoài xu hướng Facebook 2020, Livestream tuy không có gì mới, đó là xu hướng không thể cưỡng lại. Nhưng câu chuyện của 2020 sẽ là Livestream thuần túy kết hợp với công nghệ tương tác. Hiện nay đã có rất nhiều công cụ giúp bạn livestream một cách chuyên nghiệp hơn. Bạn có thể tổ chức minigame, quiz, vòng quay may mắn, bình chọn trực tiếp, phỏng vấn, câu hỏi trắc nghiệm... rất rất nhiều thứ ngay trên Livestream, người dùng sẽ hứng thú tương tác ngay lập tức với chương trình. Hình thức này sẽ gần giống Facebook Confetti.
Nhiều công cụ khác có thể dễ dàng tìm thấy trên Google, cả Tool nước ngoài và Việt Nam. Tuy nhiên mình chỉ đưa keyword chứ không đề xuất một công cụ cụ thể nào.
3. Lợi nhuận tốt
Để có thể hiểu một cách bình dân thì mình chia 2 trường hợp thế này:
- Nếu bạn bán một sản phẩm cho nhiều người, mỗi người bạn lấy lãi một chút, đó là lợi nhuận tốt.
- Nếu bạn bán một sản phẩm cho ít người, mỗi người bạn lấy lãi cao, đó là lợi nhuận xấu.
Mặc dù trong cả 2 trường hợp, xét về góc độ kinh doanh, 2 người bán có thể thu về 1 khoản lợi nhuận như nhau, nhưng rõ ràng sự hài lòng của khách hàng là khác nhau. Trong trường hợp lợi nhuận xấu, để bán được hàng giá cao, người bán đã phải lấy một phần lớn doanh thu để trả cho chi phí bán hàng, chi phí marketing và quảng cáo. Thực tế, không khách hàng nào muốn mua 1 sản phẩm giá cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó. Khách hàng sẽ không vui nếu biết rằng 30-50% giá của món hàng là để trả cho quá trình món hàng đến được tay họ.
Đến đây chắc các bạn cũng thấy, mô hình lợi nhuận xấu chính là mô hình đã tung hoành trên Facebook nhiều năm vừa qua. Người bán nhập hàng độc lạ (hay còn gọi là hàng trend) với giá rẻ, rồi nhân 5-10 lần lên thành giá bán. Phần lớn chi phí không phải nằm ở giá vốn nhập hàng, mà nằm ở chi phí quảng cáo. Mô hình lợi nhuận xấu không phải xuất phát từ cái tâm của người bán, ở đây chúng ta không hề bàn về đạo đức. Lợi nhuận xấu xuất hiện khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Giả sử có cách nào đó, để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng, thậm chí là khách hàng tự tìm kiếm doanh nghiệp; đồng thời chi phí bán hàng và Marketing kéo về rất rất thấp, chỉ một vài phần trăm. Liệu cách đó có tồn tại?
Mình xin trả lời luôn là có, đó chính là mô hình hoạt động của các sàn TMĐT. Với mô hình sàn, doanh nghiệp không cạnh tranh nhau bằng quảng cáo. Doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá, chất lượng sản phẩm, khả năng chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp chỉ lãi được chục nghìn trên 1 đơn hàng, nhưng mỗi ngày có thể bán được hàng nghìn đơn. Toàn bộ chi phí bán hàng/giao vận được tối ưu nhờ quy mô lớn. Khách hàng mua trên sàn sẽ được lợi vì mức giá vô cùng sát với giá trị thật của sản phẩm. Mình tạm gọi đó là lợi nhuận tốt.
Các sàn hiện nay đã có lượng traffic trung thành ổn định, đặc biệt là Tiki và Shopee. Việc khách hàng nhìn thấy sản phẩm trên Facebook, rồi lên sàn để tìm mua đang ngày càng phổ biến. Mặc dù vấn nạn hàng kém chất lượng và ngành công nghiệp review giả vẫn là vấn đề nan giải, nhưng những khó khăn đó không thể ngăn sàn TMĐT trở thành vua bán hàng. Facebook thì sẽ ngày càng về đúng với giá trị của nó là một mạng xã hội, là nơi nhãn hàng giao tiếp với khách hàng, chứ không phải là nơi mua sắm như bây giờ.
Tháng 08/2019, mình đã làm 1 hội thảo 1400 người kéo dài 1 ngày chỉ để nói về chủ đề này, cho nên rất khó để diễn giải trong vài dòng ngắn ngủi. Tóm lại, ở đây có 2 trọng tâm:
- Hãy sớm tìm hiểu về kinh doanh trên sàn, tìm cách tích hợp nó với mô hình kinh doanh hiện tại.
- Đừng cố bán đắt cho ít người, hãy cố bán rẻ cho nhiều người.
Lưu ý: Đừng nhầm rằng cứ bán giá cao là lợi nhuận xấu. Giá cao do giá trị thương hiệu + các giá trị đi kèm, giá cao không phải là giá đắt.
4. Thời đại AI và nhiệm vụ của nhà quảng cáo
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning) đã và đang thay đổi rất lớn việc làm quảng cáo của chúng ta. Nếu bạn đã trải qua vài giai đoạn phát triển của công nghệ quảng cáo, bạn sẽ thấy hiện nay nhà quảng cáo đã nhàn hơn rất rất nhiều so với chỉ mới 4, 5 năm trước. Các nền tảng đang cố gắng liên tục đưa ra các cập nhật để giảm thiểu tính kỹ thuật của quảng cáo. Ngày trước, marketer làm Facebook ads phải canh để điều chỉnh ngân sách, giờ đã có tính năng set rule để tự động điều chỉnh chiến dịch. Trước phải split test, tạo hàng chục chiến dịch để so sánh, giờ đã có "phân bổ nội dung động", tự split test, tự phân bổ ngân sách. Trước phải target chi tiết, giờ Facebook tự phân tích từ khóa và tìm đối tượng quan tâm đến chủ đề theo thời gian thực.
Không chỉ Facebook, Google cũng đang phải bứt tốc trong cuộc đua AI. Hiện nay, trong nhiều trường hợp, SmartBidding và Chạy quảng cáo tối ưu CPA hiệu quả hơn hẳn so với Bidding kiểu truyền thống, mà lại nhàn hơn rất nhiều.Với tốc độ thu thập dữ liệu khủng khiếp như hiện nay, thời điểm AI thay con người trong khâu kỹ thuật đã gần kề. Nhà quảng cáo chỉ cần thiết lập mục tiêu, việc còn lại để AI lo. Thời gian trống sẽ phân bổ cho các công việc khác.
Thế việc khác đó là việc gì?
Đó chính là sản xuất Content. Các nhà quảng cáo sẽ phải dành phần lớn thời gian của mình vào việc này. Đa dạng hóa Content là mấu chốt để tiếp cận nhiều khách hàng hơn và tăng sức thuyết phục của quảng cáo.
Đa dạng hóa content bao gồm:
- Nội dung truyền tải (Thông tin cốt lõi mà bạn muốn truyền tải)
- Định dạng nội dung (video, ảnh, slideshow, bài viết web...)
- Ngôn từ truyền tải (Cách bạn sử dụng ngôn từ để truyền tải những thông tin ở trên)
Như vậy, chúng ta hiểu bản chất là không có chuyện sau này các nhà quảng cáo để lại tất cả cho AI lo. Mà bản chất là công việc của họ chuyển từ kĩ thuật sang tư duy. Vấn đề hơn nhau bây giờ sẽ là tư duy về Content, ai sáng tạo nội dung hay hơn thì thắng, kỹ thuật đã trở thành thứ yếu. Bên cạnh đó, nhà quảng cáo còn phải chú ý đến "cá nhân hóa" nội dung, mình sẽ nói ở ý ngay dưới.
5. Cá nhân hóa
Hãy giả sử, bạn đang muốn mua một chiếc máy robot hút bụi cho căn nhà chung cư của bạn. Bạn sẽ muốn đọc một bài quảng cáo kiểu "Robot hút bụi cho người ở chung cư" hay một bài quảng cáo về máy hút bụi chung chung? Hay giả sử, bạn đang bị xoang, bạn sẽ muốn uống một sản phẩm dành riêng cho người bị xoang 2-3 năm, hay một sản phẩm xoang chung chung?
Đó chính là vấn đề, trong thời đại bão hòa thông tin, khách hàng rất dễ bỏ qua những thông tin chung chung hiện diện khắp mọi nơi, khách hàng luôn muốn đọc những thứ mà họ cảm giác là dành riêng cho họ. Vì vậy, thay vì chỉ tập trung mô tả sản phẩm, rằng nó tốt và hay thế nào, hãy tập trung nói nó phù hợp với từng nhóm khách hàng ra sao.
Một sản phẩm có thể có nhiều nhóm công dụng và nhiều nhóm đối tượng. Hãy chia nhỏ những thứ đó và xây dựng từng tuyến nội dung riêng biệt. Nếu bạn bán một quyển sách về Marketing, hãy làm 2 landingpage. Một cái nói rõ tại sao người mới vào nghề hoặc sinh viên phải đọc cuốn này. Một cái nói rõ cuốn sách này sẽ bổ sung kiến thức cho những người đang làm marketing thế nào. Và đương nhiên là mỗi Landingpage sẽ phải tiếp cận những nhóm đối tượng khác nhau.
Đây mới chỉ là một khía cạnh nhỏ, một phần dễ hiểu của cá nhân hóa. Nhưng các bạn có thể thấy thuật ngữ này cũng rất gần gũi và có tính ứng dụng chứ không phải những thứ xa vời. Để tìm hiểu về keyword này chắc chắn cần nhiều thời gian hơn mày mò hơn nữa. Tuy nhiên, như đã nói, mình chỉ đưa keyword thôi mà.
6. Facebook Watch - TikTok - Pocket Video
Chúng ta đã bàn về sự lên ngôi của Video từ rất lâu rồi. Trong năm 2019, với những cập nhật về Facebook Watch (FB Watch), Video càng khẳng định vị thế số 1 trong biển content. Một bộ phận người dùng đã có thói quen duyệt FB Watch nhiều hơn cả Newfeed. Bên cạnh đó, TikTok lại tạo ra một trào lưu mới cho định dạng video ngắn. Với những công cụ hỗ trợ kỹ thuật và lên ý tưởng, ai cũng có thể trở thành Video Creator.
TikTok ads mặc dù mới được khai phá nhưng đã nhận được những phản hồi rất tích cưc từ các nhà quảng cáo Việt Nam. Theo cá nhân mình đánh giá, về một số mặt thì TikTok ads còn dễ tiếp cận hơn FB ads. Vì nó đơn giản và ít tính năng hơn FB ads, nên cũng dễ dùng hơn. Nền tảng quảng cáo này được dự báo sẽ bùng bổ vào năm 2020. Một số ngành hàng phù hợp với TikTok ads là: thời trang, làm đẹp, gia dụng, công nghệ...
Pocket Video là những định dạng video ngắn. Nhiều nhãn hàng sản xuất ra 1 TVC 30-60s, rồi đem TVC đó chạy trực tiếp trên Facebook. Trong những trường hợp đó, hiệu quả là rất thấp. Vì đơn giản là người dùng có quá nhiều video hay ho để xem và 30s là một khoáng thời gian rất dài, không nhiều người muốn dành từng ấy thời gian để xem quảng cáo. Vì vậy hãy chú ý tinh gọn tối đa nội dung video để phù hợp hơn với môi trường mạng xã hội.
Thực ra, không có tiêu chuẩn bao nhiêu là ngắn và bao nhiêu là dài. Quan trọng là khi sản xuất ra một video, bạn phải kiểm soát được dòng cảm xúc của người xem xuyên suốt video đó. Một video có hay đến mấy, mà có những đoạn bị trầm, bị chán, bị khó hiểu, người dùng sẽ next ngay. Tóm lại là không được làm gãy cảm xúc của người xem. Cảm xúc mà duy trì tốt thì kể cả video 10 phút họ cũng xem, thế thôi.
Trên đây là một số dự đoán của cá nhân mình về những xu hướng quan trọng của Facebook nói riêng và Social Media nói chung trong năm 2020.