Click vs Session? Điều gì gây ra sự khác biệt trong các báo cáo?

Click vs Session? Điều gì gây ra sự khác biệt trong các báo cáo?

Lượt xem: 305

– Thể nào thì được xem là 1 click?
– Thế nào thì được xem là 1 session?
– Tại sao chỉ số click và session lại thường khác nhau trong các báo cáo?
– Những lý do gì gây ra sự khác biệt giữa 2 chỉ số này?
– Làm thế nào để giải quyết sự khác nhau giữa 2 chỉ số?

Hãy cùng xem bài viết này để biết câu trả lời. Bên dưới là phiên bản text của nội dung trong video:

Trong chủ đề này tôi xin được nói đến click và session, đây là hai chỉ số rất là đơn giản mà hầu như tất cả mọi người đều biết, nhưng tôi nghĩ có một số bạn vẫn còn gặp khó khăn với hai chỉ số này nhất là những bạn mới. Hai vấn đề mà mọi người thường gặp nhất là phân biệt giữa click và session, khác nhau như thế nào? và tại sao trong một số trường hợp khi so sánh chỉ số click và session không giống nhau

* Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu click và session khác nhau thế nào?

Chúng ta có quy trình thế này: ví dụ bạn có 1 cái banner quảng cáo đặt trên 1 website khác và có một người dùng, họ thấy banner quảng cáo và bấm vào để vào website của bạn; và khi họ bấm banner quảng cáo vào, nó sẽ tạo ra một click, khi người ta vào website của bạn nó tạo ra một session. Click mà một chỉ số off-site, không liên quan gì đến website của bạn, và chỉ là chỉ số được tạo ra khi có một người nhấn vào banner, nằm ở bên ngoài website.

Session là một chỉ số on-site

Giống như ở đây bạn thấy, click sẽ đi kèm với những thông số như Impression và CTR. Impression là tỷ lệ bao nhiêu lần banner được hiện lên. Ví dụ, có 1000 lần banner được hiện lên và bao nhiêu phần trăm người bấm vào, đó là chỉ số click through rate – CTR.

Còn Session, trong các bản báo cáo trong các website, bạn sẽ thấy nó đi kèm với những thông số như là: Time on site, Bounce rate, Page view hay là Conversion rate. Tức là những thứ nằm trên website, người ta vào website bao lâu rồi đi, người ta vào xem trang nào bỏ đi, người ta xem bao nhiêu trang trên website…

Nếu như việc người ta nhấn 1 click vào banner, và vào website, đều tạo ra một click và một session thì lý tưởng nhất vẫn là xem báo cáo hai thằng này phải giống nhau. Nhưng vấn để ở đây không như vậy.

* Tại sao nó lại khác nhau như vậy?

click và session

Khi người dùng click vào banner và vào website vẫn có những vấn đề có thể xảy ra ở đây:
Ví dụ sau khi click vào banner, vì lý do nào đó, website không load được, ví dụ website đang trong thời gian bảo trì, hoặc website bị down thì vẫn tính là 1 click nhưng sẽ không tính là 1 session. Hoặc trong quá trình load website mạng có vấn đề, website không load được thì vẫn tính 1 click nhưng không tính là 1 session. Vì lúc đó session trên website chưa được load. Một trường hợp nữa có thể là sau khi click vào banner người ta đã vào website rồi nhưng website site đôi khi vẫn chưa xác nhận kịp đó là một session. Ví dụ như, để xác định được một session, thường được dùng bởi Google Analytics, bạn cần phải cài đặt các code tracking lên tất cả các trang của mình. Một cái vấn đề có thể xảy ra ở đây thông thường là: ví dụ khi ta vào website, vị trí đặt của code tracking cũng có thể ảnh hưởng. Chẳng hạn như trong trường hợp, đa phần được khuyến khích là đặt trên header của website, để có thể load sớm nhất khi website bắt đầu load. Nhưng trong một số trường hợp, người phát triển web đặt code này không phải nằm trên header, có thể ở đâu đó trong body, có khi đặt ở phần footer, trong phần code của website. Trong trường hợp người dùng vào website trong khoảng 3s nhưng người ta thoát ra; trong 3s đó, cái code tracking đó chưa kịp load nên đôi khi nó không tính kịp một session.

Và còn một lí do nữa là đôi khi các bạn Developer thiếu đăt code: trang A có gắn code, trang B không có gắn code, đôi khi người ta click vào banner nhưng vào trang không có code tracking thì đôi khi vẫn bị tính là thiếu session.

Ngoài ra, một vấn đề nữa là mặc định Google Analytics tính 1 session là khoảng 30 phút. Trong 30 phút này có rất nhiều tình huống có thể xảy ra, tình huống thường thấy nhất: ví dụ người ta vào một banner vào website thì được tính là 1 session. Sau khi xem website 15- 20 phút, họ thoát website. Họ đi tới trang website khác, họ thấy banner quảng cáo của mình, họ thấy lại bấm lại banner của mình, họ quay trở lại website, lúc này sẽ có hai Click được tính nhưng vẫn chỉ tính là một session. Đó là lý do vì sao có sự khác biệt lớn nhất giữa hai chỉ số Click và Session khác nhau.

Đó cũng là lý do khi bạn chạy quảng cáo với một bên Agency cung cấp quảng cáo như Google Adwords, sau khi chạy xong, bạn có bảng báo cáo của Adwords cùng với báo cáo của Google Analytics trong in-house của mình, bạn thấy chỉ số Click và Session khác nhau rất nhiều. Đôi khi chỉ số này một số trường hợp, độ khác biệt lên đến 50%, thâm chí một số trường hợp có thể lên đến 100%.
Tại sao có sự khác biệt lớn như vậy?

Đó là lý do tại sao một số bạn không biết, và xảy ra cãi vã rất nhiều với agency tại sao hai chỉ số này lại khác nhau. Để tránh tình trạng này, để có sự chính xác nhất và công bằng nhất cho cả hai bên thì hai bên trước khi chạy quảng cáo thì phải có một số thống nhất. Ví dụ: sự khác biệt giữa chỉ số Session của Google Analytics và chỉ số Click của bản báo cáo giữa hai bên khác biệt bao nhiêu phần trăm thì thấy mức % ở giữa hoặc mức % mà cả hai bên cùng đồng ý.

Hoặc hai bên có thể sử dụng Tracking của bên thứ ba – người ta thường gọi là Third Party Trackers (ví dụ ở Việt Nam như MediaMind, ClickMeter)

Tracking của một Third Party, nó sẽ tương đối chính xác, nhưng điểm yếu của nó là có chi phí khá cao, ví dụ chi phí của MediaMind nó sẽ tính theo số lượng phần trăm của chiến dịch đó nó chạy, ClickMeter có rẻ hơn một tí.

Việc dử dụng bên thứ ba sẽ tùy theo quyết định của hai bên, bên nào là bên chịu chi phí, và sẽ phải nói rõ ràng trước khi chạy quảng cáo. Khi bạn làm việc với một bên nào đó bạn cũng nên nói rõ: chỉ số cam kết ở đây là click hay session để hai bên dễ dàng làm việc với nhau.

Theo Conversion

Block blog

Không biết gì vẫn có thể thiết kế web sau 3 giờ

Khóa học thiết kế web, blog và landing page dành cho startup, marketer, designer và developer