Cách đánh giá hiệu suất quảng cáo chuẩn
“Hiệu suất quảng cáo” được hiểu nôm na là làm thế nào để đạt được mức KPI mong muốn với chi phí ít nhất có thể. Trong trường hợp thực tế thì chi phí đó cần phải nhỏ hơn hoặc ít nhất là ngang bằng với ngân sách đề ra ban đầu.
Ví dụ: bạn chạy một chiến dịch với mục tiêu phải thu được 50 Leads (thông tin khách hàng). Ngân sách trọn đời đề ra 5.000.000 VND. Nhưng chỉ cần chạy hết 4.000.000 VND là đã có được 50 Leads. Nghĩa là chỉ cần 80% ngân sách kế hoạch đã đạt đủ KPI. Mức hiệu suất được đánh giá 120%. Chứng tỏ chiến dịch quảng cáo này của bạn có hiệu suất cực tốt luôn!
1. Vì sao phải đánh giá hiệu suất quảng cáo ?
Rất dễ hiểu, đánh giá hiệu suất đem lại 5 lợi ích cực lớn sau:
- Lý do đầu tiên và thực tế nhất: giúp bạn tránh lãng phí ngân sách, tiền của vào những quảng cáo có hiệu suất kém. Không những tốn nhiều tiền mà còn cho ra kết quả rất ít hoặc thậm chí không có kết quả nào.
- Nhận biết quảng cáo nào có hiệu suất tốt để dồn ngân sách vào chúng. Gia tăng lượng kết quả thu được lên mức cao nhất, hiệu suất vì thế mà tăng lên mức kịch kim!
- Giúp bạn biết được chiến dịch nào đang chạy hiệu quả, quảng cáo nào không. Từ đó có cơ sở đề ra các giải pháp cải thiện tình hình quảng cáo sau này.
- Có đủ cơ sở để ra quyết định có nên TẮT quảng cáo đó hay không.
- Giúp bạn bổ túc thêm kiến thức về quảng cáo thông qua việc tìm hiểu nguyên nhân và phương hướng giải quyết. Thực tế trong đời sống, kiến thức được học và ngấm lâu nhất khi có vấn đề phát sinh. Chứ không phải lúc mọi thứ đều suôn sẻ.
2. Chúng ta đang đánh giá hiệu suất chiến dịch sai cách
Nguy cơ tiềm ẩn khi đánh giá sai:
- Thâm hụt ngân sách là điều chắc chắn! Nhưng điều này rất khó nhận biết ngay từ đầu. Vì 1 nhà quảng cáo nếu chạy hàng trăm chiến dịch 1 lúc, mỗi quảng cáo chỉ thâm hụt 1 ít. Khiến cho rất nhiều người sẽ không để ý đến. Mỗi quảng cáo một chút, cả trăm quảng cáo gộp lại thì thâm hụt một con số khổng lồ đấy.
- Không đạt KPI, bị cấp trên đánh giá kém năng lực. Đồng nghiệp chê cười. Hơn hết là cảm giác tự ti bản thân vì mình làm việc không tốt.
- Không có cơ hội để bổ túc và nâng cao kiến thức quảng cáo. Vì không thấy được vấn đề thì sẽ không tìm kiếm giải pháp. Qua đó đánh mất cơ hội được học thêm nhưng kiến thức, phương pháp khác.
3. Tiêu chí đánh giá hiệu suất chiến dịch quảng cáo
- Xuất Sắc
- Tốt
- Đạt Yêu Cầu
- Kém
- Rất kém
Theo đó, sẽ dựa trên yếu tố "Giá trị mục tiêu" để đánh giá. Giá trị mục tiêu là số tiền cao nhất mà bạn chấp nhận chi trả cho một kết quả quảng cáo.
- Giá thực tế < Giá mục tiêu –> Hiệu suất quảng cáo là Tốt, Xuất Sắc.
- Giá thực tế = Giá mục tiêu –> Hiệu suất quảng cáo là Đạt Yêu Cầu.
- Giá thực tế > Giá mục tiêu –> Hiệu suất quảng cáo là Kém, Rất Kém.
Cấp độ đánh giá này mang lại lợi ích gì ?
- Biết chính xác quảng cáo nào hoạt động tốt, quảng cáo nào hoạt động kém. Từ đó có hướng cải thiện hoặc quyết định TẮT luôn quảng cáo để không lãng phí ngân sách.
- Triệt tiêu hoàn toàn khả năng bị lãng phí hoặc thâm hụt ngân sách!
- Không phải tốn nhiều thời gian để thu nạp kiến thức về tối ưu hóa quảng cáo khi sử dụng các thuật toán thông minh AI và Machine Learning để vận hành, đã tự động tối ưu, đánh giá quảng cáo thay cho bạn.
- Giúp bạn đạt được (hoặc vượt hơn) KPI đề ra nếu sử dụng đúng cách.