7 bước lập kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

7 bước lập kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Lượt xem: 27

Kế hoạch marketing là một hạng mục quan trọng trong chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó giúp định hướng và thúc đẩy sự phát triển thông qua việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, để thực hiện một kế hoạch marketing hiệu quả, đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến nghiên cứu và phân tích. Cụ thể là gì? Mời bạn cùng Slim tìm hiểu ngay từ cơ bản đến chi tiết để xây dựng một kế hoạch marketing hiệu quả tại bài viết này nhé!

DOWNLOAD MẪU KẾ HOẠCH MARKETING CHI TIẾT CHO 7 LĨNH VỰC 2024 TẠI ĐÂY!

Kế hoạch marketing là gì?

Kế hoạch marketing là một bản phác thảo chi tiết và cụ thể về các hoạt động truyền thông - tiếp thị của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nó bao gồm các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hành động và ngân sách cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Một kế hoạch marketing tốt sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng và kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu của mình.

Kế hoạch Marketing là gì?

Có nhiều cách thức để phát triển một kế hoạch marketing nhưng vẫn sẽ phải bao gồm các thành phần cơ bản như:

Để hiểu rõ hơn về từng nhiệm vụ này, hãy cùng Slimweb khám phá các bước cần thực hiện trước và trong quá trình xây dựng một kế hoạch marketing chi tiết.

Những nội dung cần chuẩn bị để xây dựng kế hoạch marketing

Tóm tắt hoạt động Marketing hiện tại của doanh nghiệp

Trước khi bắt đầu xây dựng kế hoạch marketing mới, chúng ta cần phải biết rõ về những hoạt động đã và đang được thực hiện trong chiến lược hiện tại của doanh nghiệp. Sau đó thực hiện đánh giá lại để có cái nhìn tổng quan về những điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược này. 
hoạt động marketing Ví dụ như điểm mạnh của chiến lược marketing hiện tại có thể là việc sử dụng các kênh và phương tiện quảng cáo đa dạng, giúp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, điểm yếu có thể là chiến lược chưa đạt hiệu quả cao, không đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng hoặc chi phí quảng cáo quá cao mà không đem lại kết quả như mong đợi.

Phân tích PEST

PEST là viết tắt của 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường, bao gồm: Political (chính trị), Economic (kinh tế), Social (xã hội) và Technological (công nghệ). Phân tích PEST giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về môi trường kinh doanh và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

Tham khảo:
1. 8 mô hình marketing phổ biến
2. Lập kế hoạch Marketing theo quy trình 5W+1H
3. Khái quát Mô hình và Chiến lược 7P Marketing

Phân tích SWOT

Phân tích SWOT nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như các cơ hội và thách thức trên thị trường. Từ đó, bạn có thể tận dụng những điều này để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Phân tích thị trường

Tại đây, nhờ công đoạn phân tích PEST và SWOT đã thực hiện trước đó. Bạn có thể dễ dàng xác định và hiểu rõ hơn về xu hướng thị trường, từ đó thiết lập được các kế hoạch phù hợp nhất. Một số đặc điểm mà bạn cần nắm bắt như:

Phân tích 5 lực cạnh tranh của Porter

Phân tích 5 lực cạnh tranh của Porter bao gồm: sức mạnh của nhà cung cấp, sức mạnh của khách hàng, sự cạnh tranh giữa các đối thủ, sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế và sự đe dọa từ các sản phẩm mới. Xác định những điểm kể trên giúp bạn nắm bắt thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh.

Lập bản phác thảo kế hoạch marketing

Sau khi đã có đầy đủ thông tin và phân tích, bạn có thể bắt đầu lập bản phác thảo kế hoạch marketing một cách sợ bộ. Kế hoạch này có thể bao gồm các hoạt động, thời gian thực hiện, ngân sách và trách nhiệm của từng thành viên trong đội ngũ marketing.

Lập bản phác thảo kế hoạch Marketing

Dự trù ngân sách

Bạn cần phải xác định chi phí cho từng hoạt động trong kế hoạch marketing như quảng cáo, tổ chức sự kiện, PR,… Khi đã xác định được điều này, bạn cần phải tiếp tục thực hiện tối ưu hóa chi phí để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Có thể sử dụng các chiến lược tiết kiệm chi phí như tìm kiếm các đối tác đồng hành, sử dụng các công cụ miễn phí…

Sau khi đã chuẩn bị xong những hạng mục cần thiết. Hãy cùng đội nhóm của mình sẽ bắt tay vào xây dựng một bản kế hoạch marketing phù hợp với 8 bước sau đây:

7 bước lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp

7 bước lập kế hoạch Marketing

Xác định mục tiêu doanh nghiệp hướng đến

Tất nhiên, bạn không thể lao đầu vào xây dựng một kế hoạch marketing mà không biết nó đang hướng đến điều gì? Hãy xác định mong muốn của doanh nghiệp, đó có thể là mục tiêu thúc đẩy doanh số, tạo ra lượng lead hay tăng mức độ nhận diện thương hiệu…

Một lời khuyên dành cho bạn ở đây là hãy cố gắng mô tả rõ ràng, càng cụ thể càng tốt và đừng quá bay bổng với mục tiêu của mình. SMART sẽ là công cụ hữu dụng để bạn hoàn thành tốt bước này.

Xác định đối thủ cạnh tranh

Nhờ quá trình phân tích năng lực cạnh tranh đã phác thảo trước đó, bạn sẽ xác định được mình đang cạnh tranh với ai. Nghiên cứu từng đối thủ và ghi nhận lại các đặc điểm của họ.

Một số hạng mục mà bạn cần xác định đó là:

Hiểu rõ những đặc điểm trên không giúp chỉ giúp bạn biết được cách họ hoạt động mà qua đó, bạn xác định được vị trí và năng lực của mình nhằm xây dựng một kế hoạch marketing hiệu quả nhất.

Lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu

Đây là quá trình xác định nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến và tập trung phát triển. Thực hiện công đoạn này bằng cách ghi nhận thông tin của phân khúc khách hàng mục tiêu như:

Việc xác định phân phúc khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp hướng tới việc tập trung vào nhóm khách hàng có tiềm năng, qua đó đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Tạo concept, lên ý tưởng và thông điệp muốn truyền tải

Sau khi đã phân tích và hiểu được insight của khách hàng, bước tiếp theo là tạo ra những ý tưởng và thông điệp phù hợp để truyền đạt đến họ. Những chiến dịch được xây dựng tốt sẽ chạm đến nhu cầu của khách hàng, giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý của họ. Tất nhiên, những nội dung của bạn phải bám sát mục tiêu đang hướng tới. Hãy xác định những thông tin:

Tại thời điểm này, các ý tưởng sáng tạo, bắt trend chắc chắn là một thứ “vũ khí” lợi hại giúp thông điệp dễ dàng tiếp cận với số lượng lớn người dùng. Hãy lưu ý thêm điều này nhé!

Thiết lập kế hoạch truyền thông

Đây được xem là một trong các bước quan trọng nhất của kế hoạch marketing. Nó giúp doanh nghiệp xác định các phương tiện và kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận và quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Để quá trình này được diễn ra hiệu quả, bạn cần phác thảo được một số tiêu chí quan trọng đó là:

Sau khi phác thảo được các tiêu chí trên, bạn có thể dễ dàng thiết lập một kế hoạch truyền thông hiệu quả. Qua đó thúc đẩy mức độ tiếp cận và tương tác với khách hàng để mang lại các kết quả tích cực.

Lên timeline chi tiết

Việc lên timeline chi tiết là sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động được thực hiện đúng thời hạn và theo đúng kế hoạch. Hãy bắt đầu bằng xác định và sắp xếp các bước cụ thể mà bạn cần thực hiện trong chiến lược của mình. Sau đó dựa trên mức độ quan trọng và ưu tiên của mỗi bước, đặt ra thời hạn cụ thể cho từng hoạt động. 

Sử dụng các công cụ như bảng tính Excel hoặc phần mềm quản lý dự án để tạo ra một timeline chi tiết với các bước và thời hạn tương ứng. 

Tất nhiên, timeline của bạn nên được điều chỉnh linh hoạt khi cần thiết. Hãy luôn sẵn sàng thay đổi timeline nếu có biến động trong khi thực hiện.

Xác định KPIs và ngân sách

Các chỉ số KPIs có thể bao gồm: tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, số lượng khách hàng mới... Xác định rõ các chỉ số KPIs để có thể đánh giá hiệu quả của kế hoạch marketing và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

Sau khi đã xác định được KPIs, bạn cũng nên dự trù và đưa ra ngân sách cụ thể cho từng hoạt động trong kế hoạch. Ngân sách này cần phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực và đạt được mục tiêu đề ra.

Một số điểm cần lưu ý khi triển khai kế hoạch marketing

Lập kế hoạch suy cho cùng liên quan tới việc thiết lập mục tiêu và xác định cách thức để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Do đó, có nhiều trường hợp đã mắc phải một số sai, dẫn đến việc không đạt được kết quả như mong đợi. Cụ thể đó là:

Không có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban với nhau

Nếu các bộ phận như kinh doanh, marketing và sản xuất không phối hợp ăn ý với nhau, dẫn đến việc không có sự đồng thuận trong triển khai kế hoạch. Từ đó làm lãng phí tài nguyên và thời gian. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra sự bất mãn trong nhân viên và ảnh hưởng đến tinh thần làm việc và hiệu suất lao động.

Ví dụ, nếu bộ phận sản xuất không hiểu rõ về chiến lược tiếp thị và yêu cầu của thị trường, họ sẽ không thể sản xuất ra các sản phẩm phù hợp hoặc không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Không thiết lập mục tiêu rõ ràng

Nếu không có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ không biết mình đang hướng tới điều gì và sẽ không có cách để đánh giá kết quả chính xác. Thông thường, các doanh nghiệp chỉ đặt ra mục tiêu chung chung như "tăng doanh số" mà không có mục tiêu cụ thể và chi tiết hơn.

Vì vậy, mục tiêu của bạn đưa ra nên đo lường được và có thời hạn để đánh giá kết quả. Ví dụ, một mục tiêu cụ thể có thể là "tăng doanh số bán hàng 20% trong vòng 6 tháng". Mục tiêu này sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng và có thể đánh giá được kết quả sau khi triển khai kế hoạch.

Xác định sai chân dung khách hàng

Nhiều doanh nghiệp gặp thất bại khi thực hiện kế hoạch marketing chỉ vì xác định sai chân dung, từ đó không hiểu đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để tránh điều này, bạn cần phải phân tích một cách kỹ càng và cẩn thận. Đây là tiền đề giúp bạn tạo ra các kế hoạch marketing phù hợp, qua đó tăng cường trải nghiệm và tạo sự tương tác tích cực với doanh nghiệp.

Xác định sai chân dung khách hàng

Chỉ tập trung vào sản phẩm

Một sai lầm khác khi triển khai kế hoạch marketing là bạn chỉ tập trung vào sản phẩm mà bỏ qua các yếu tố đáp ứng trải nghiệm và mong muốn của khách hàng. Thay vào đó, hãy song song vừa thực hiện chiến dịch quảng cáo sản phẩm, vừa chú ý đến các yếu tố khác quan trọng từ quá trình mua hàng, dịch vụ hậu mãi đến cách thức sử dụng sản phẩm.

Không dự trù ngân sách, chi phí

Nếu không có ngân sách cụ thể, bạn có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính hoặc phải cắt giảm các hoạt động quảng cáo, điều này ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả của kế hoạch marketing.

Ngoài ra, việc xác định các ngân sách cụ thể cho từng hoạt động cũng giúp doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn các phương pháp tiết kiệm chi phí khi triển khai kế hoạch. Bằng cách phân bổ ngân sách một cách hợp lý, doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất và tránh lãng phí tài chính cho những hoạt động không hiệu quả.

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm, các công việc để xây dựng một kế hoạch marketing và những điểm cần lưu ý để tránh khi triển khai công việc này. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn phát triển một kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Block blog

Không biết gì vẫn có thể thiết kế web sau 3 giờ

Khóa học thiết kế web, blog và landing page dành cho startup, marketer, designer và developer