Hãy cùng khám phá các lỗi sai ẩn giấu trong 6 logo nổi tiếng trên thế giới

Hãy cùng khám phá các lỗi sai ẩn giấu trong 6 logo nổi tiếng trên thế giới

Ngay cả các thương hiệu lớn nhất thế giới cũng không hoàn hảo.

Với ngân sách branding lớn, bạn nghĩ các logo mang tính biểu tượng nhất trên thế giới sẽ được chăm chút rất cẩn thận tới từng chi tiết sao? Suy cho cùng với tần suất xuất hiện dày đặc ở khắp nơi như thế chúng phải vô cùng hoàn hảo phải không?

  

Đẹp hay không là ở mắt người xem. Thiết kế logo không phải là một khoa học chính xác - thường thì nó là về việc thiết lập một sự kết nối cảm xúc với một nhãn hiệu - và đôi lúc sự hoàn hảo bằng cách nào đó...trông sai sai. Thỉnh thoảng thương hiệu sẽ cố ý mang vào một chút khiếm khuyết và nét riêng của họ, và các thiết kế logo bất thường sẽ có các câu chuyện thú vị đằng sau chúng.

 

Trong các trường hợp khác, việc cố tình sai đó lại gây cho họ nhiều tai hại hơn. Nhiều logo bị ghét nhất thế giới do thất bại trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình và đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi và xúc phạm.

  

Hãy đọc tiếp để xem 6 lỗi bự nhất trong các logo nổi tiếng trên thế giới - một vài cái thì cố tình, còn lại thì không - và những gì ta có thể học từ chúng.

 

  

1. Vòng tròn không hoàn hảo của Google

 

hay-cung-kham-pha-cac-loi-sai-an-giau-trong-6-logo-noi-tieng-tren-the-gioi-02

 

Ký tự G của Google cố ý chệch hướng khỏi vòng tròn để khiến nó dễ tiếp cận và độc đáo hơn

 

  

Khi Google đổi kiểu chữ serif thành sans serif như một phần của việc rebrand vào năm 2015, đó không chỉ là khía cạnh duy nhất của logo mới nhằm thu hút sự chú ý: hình dạng của chữ G đã dấy lên cuộc tranh cãi về thiết kế chuẩn mực. Các designer bị ám ảnh với chi tiết sớm nhận ra dù sự lựa chọn kiểu chữ hiện đại là sans serif hình học, thì chữ cái G - thường được dùng như icon độc lập - không dựa trên vòng tròn hoàn hảo.

 

Một bên thì ủng hộ sự đối xứng vẹn toàn, những người tin rằng nên gắn bó với sự tối giản sạch, đơn giản đã tồn tại trong hãng, và chỉ trích sự lệch lạc khỏi sự hoàn hảo. Google nói rằng đó là chủ ý của họ để làm cho thương hiệu trở nên dễ tiếp cận và độc đáo hơn.

 

Khi bạn đặt chữ cái G này kế bên một chữ G hoàn hảo về mặt hình học, vài người cho rằng cái thứ hai cảm giác thiếu cân bằng hơn- tóm lại, đó là khuyết điểm có chủ đích hợp ý người này nhưng làm phật ý người kia. Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người được.

 

  

2. Nàng tiên cá bất đối xứng của Starbucks

 

hay-cung-kham-pha-cac-loi-sai-an-giau-trong-6-logo-noi-tieng-tren-the-gioi-03

 

Lippincott đã làm dài phần bóng đổ trên mũi của tiên cá Starbucks để phá vỡ sự đối xứng và biến cô ta trở nên giống người hơn

 

  

Và chúng ta đến với một lỗi cố ý khác trong một logo mang tính biểu tượng, hầu như không dễ thấy bằng mắt thường. Khi Lippincott rebrand Starbucks cũng như thay đổi hoàn toàn hình tượng nàng tiên cá và tô lên cô ta màu xanh lục, thì agency này cũng thêm thắt một khiếm khuyết nho nhỏ.

 

Dù người ta trước đây vẫn cho rằng các đặc điểm khuôn mặt đối xứng một cách hoàn hảo là hấp dẫn nhất, thì thực tế Lippincott nhận ra điều ngược lại, sự đối xứng làm cho nàng tiên cá trông lạnh lẽo và không giống người. Giải pháp là gì? Làm cho phần bóng đổ bên phải của mũi dài hơn một chút so với bên trái để thêm vào chút ấm áp và tính người.

 

 

3. Sai lầm ở ký tự Trung Quốc của Wikipedia

 

hay-cung-kham-pha-cac-loi-sai-an-giau-trong-6-logo-noi-tieng-tren-the-gioi-04

 

Wikipedia đã thay đổi ký tự Quan Thoại khó hiểu trên quả địa cầu như một phần của đợt rebrand năm 2010

 

 

Bạn chú ý bao nhiêu tới logo của Wikipedia qua từng năm? Website nổi tiếng thứ năm thế giới đã có cuộc đại tu thương hiệu vào năm 2010, đơn giản hoá địa cầu cấu thành từ các mảnh xếp hình và làm cho nó dễ scale hơn. Nhưng bạn có thể cần tinh mắt hơn - hoặc là một người nói tiếng Quan Thoại - để nhận ra cái gì đã thay đổi.

 

Để cho thấy độ phủ rộng lớn của địa cầu, mỗi mảnh trên logo mang một ký tự từ một bảng chữ cái khác nhau. Nhiều trong số đó đại diện cho ký tự gần giống chữ W trong tiếng Anh tượng trưng Wikipedia. Trong trường hợp của tiếng Quan Thoại, nó sẽ là ký tự được Anh hoá là ‘Wi' nhưng phiên bản đầu tiên có thêm một nét khiến nó vô nghĩa. Sau một sự tinh chỉnh nhỏ, nó đã trở thành một ký tự dễ nhận biết nhưng lại sai chữ - ‘Jie'.

  

Vào năm 2010, Wikipedia đã từ bỏ cố gắng với ‘Wi' và thay nó bằng một ký tự khác. Nó cũng thay thế ký tự Klingon với chữ từ ngôn ngữ Ge'ez của người Ethiopia. Sau tất cả, thật sự khó để làm cho 16 ngôn ngữ có nghĩa mà không cố tạo ra sự khác biệt quá lớn.

 

 

4. Chữ ‘n' của 7 Eleven

 

hay-cung-kham-pha-cac-loi-sai-an-giau-trong-6-logo-noi-tieng-tren-the-gioi-05

 

Theo 7-Eleven, việc viết in hoa dự định để làm cho nó trông tinh tế hơn

 

  

Bạn không cần phải là người am hiểu về typography để nhận ra sự khác biệt giữa viết hoa và viết thường, và bạn chắc chắn hy vọng rằng sự kết hợp hiển nhiên giữa ‘ELEVE' với ‘n’ không phải là kết quả của một designer tì đè lên phím shift bằng cùi chỏ.

 

Câu chuyện chính thức của 7-Eleven trở lại vào thập niên 1960, vợ của chủ tịch công ty lúc bấy giờ tin rằng chữ ‘N' trông thô khi đứng cuối wordmark, và đưa nó thành viết thường trông tinh tế hơn. Đó là một lý thuyết thú vị - và gợi ý của bà đã được áp dụng kể từ đó, dù cho nó vi phạm một trong các luật lệ căn bản nhất của ngôn ngữ tiếng Anh.

 

 

5. Sự xúc phạm vô tình của London 2012

 

hay-cung-kham-pha-cac-loi-sai-an-giau-trong-6-logo-noi-tieng-tren-the-gioi-06

  

London 2012 đã thu hút nhiều chỉ trích về thiết kế trên thế giới nhưng vấp phải nhiều sự phản đối về chính trị hơn

 

 

Dù có ý nghĩa trong thực tế nhiều hơn nhưng logo London 2012 tội nghiệp vẫn là một cái tên nổi tiếng trong các danh sách logo bị ghét nhất - với các chỉ trích từ lỗ mảng cho tới kỳ lạ, ví dụ như sự tương đồng trong hình vẽ với Lisa Simpson ở một vị trí không thể nhạy cảm hơn. Những người khác chỉ không thích logo ở mức căn bản hơn, nhận thấy các hình dạng đồ hoạ trừu tượng và màu sắc đèn neon quá sặc sỡ và không dễ đọc.

 

Các lời chỉ trích khác sẽ nghiêm trọng hơn nhiều nếu chúng không quá hời hợt. Một số nói nó giống với biểu tượng Swastika, trong khi đó đội Olympic Iran đe doạ sẽ rút khỏi Thế Vận hội vì họ tin rằng nó phát âm là ‘ZION'. Qua đó nó cho thấy sự khắc nghiệt khi một logo có các khuyết điểm ở những nơi không mong muốn hoặc không như dự định.

 

 

6. Sự phát tướng của Pepsi

 

hay-cung-kham-pha-cac-loi-sai-an-giau-trong-6-logo-noi-tieng-tren-the-gioi-07

 

Lawrence Yang đã biến ‘nụ cười' ngây dại của Pepsi thành một cái bụng phệ nhờ một chút chỉnh sửa

 

 

Pepsi đã trải qua nhiều lần rebrand trong nhiều năm nhưng luôn phải vật lộn để giành được sự nhận biết thương hiệu mà đối thủ truyền kiếp Coca-Cola có từ rất lâu - Coke được cho là một trong những thương hiệu mạnh đến nỗi họ không cần một logo.

 

Cuộc đại tu gần đây nhất của Pepsi vào năm 2008 là xoay biểu tượng tròn đỏ và xanh, thay đổi đường cong màu trắng lâu đời ở giữa thành một nụ cười cong lệch, được thiết kế để thay đổi tuỳ vào sản phẩm. Không may rằng nó đã tạo ra một lỗi sai không như ý mà các designer đã sớm nhận ra điểm yếu đó.

 

Với một chút thay đổi, ‘nụ cười' đã bị biến tướng thành một cái bụng phệ, lồi ra giữa áo đỏ và quần bò xanh. Tình trạng béo phì không phải là thứ mà nhà sản xuất nước uống có ga nào muốn liên hệ tới và hoạ sĩ Lawrence Yang đã nhận ra ngay tức khắc. Các nhà sáng tạo đôi lúc cũng mắc sai lầm đấy chứ.

Không biết gì vẫn có thể thiết kế web sau 3 giờ

Khóa học thiết kế web, blog và landing page dành cho startup, marketer, designer và developer